Thực phẩm sau Tết:

Chợ Hà Nội sau Tết ế ẩm, hoa rớt giá thảm hại

09:36 23/02/2015
Từ mùng 2 Tết Ất Mùi, nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội đã mở. Đến sáng mùng 4 Tết, hầu như chợ nào cũng mở cửa trở lại. Hoa tươi, các loại quả, cá và thủy hải sản được người mua lựa chọn nhiều hơn. Đặc biệt, dù giá có tăng nhẹ nhưng mức giá không bị “đội” lên nhiều lần như các năm trước.

Như mọi năm, bắt đầu từ mùng 2 Tết, đã lác đác có người bán rau xanh, hoa quả tươi phục vụ người dân. Sang đến mùng 3, mùng 4 Tết, ngoài rau xanh, các mặt hàng như cá, thủy hải sản, bún tươi, bánh phở, đậu phụ... đã xuất hiện trở lại. Sức mua còn yếu, vì thế ở nhiều nơi, chủ yếu người bán và người mua đều tranh thủ lòng đường còn vắng người làm nơi họp chợ.

So với năm ngoái, số lượng các hàng bán ít hơn hẳn, người mua cũng thưa thớt. Điều đáng nói là với hầu hết người mua, giá cả sau Tết tuy có tăng hơn ngày thường nhưng vẫn ở mức “dễ chịu”, không bị cảnh “chặt chém” như mọi năm.

Sáng mùng 4 Tết, tại chợ Vĩnh Hồ (quận Đống Đa), cá chép từ 3-4kg/con có giá 120.000 đồng/kg. Cá trắm cỏ con to cũng chỉ có giá 120.000 đồng/kg. Cá quả cũng cao hơn ngày thường 20.000 đồng/kg, ở mức 140.000 đồng/kg.

Chị Hoàng Thị Năm, người bán cá cho biết, từ sáng đến trưa cũng mới chỉ bán được 4-5 con cá.  “Chả thấy mấy ai đi chợ, vắng và ế lắm. Tôi cố ngồi bán đến chiều xem thế nào, chứ đi về giờ này thì lỗ vốn” - chị nói.

Các hàng bán đồ hải sản cũng tương tự, giá nhúc nhích so với trước Tết không đáng kể nhưng người mua cũng không nhiều. Ngao có giá 40.000 đồng/kg. Tôm sú bơi trong chậu từ 300.000 – 350.000 đồng/kg. Ở các khu xa trung tâm như Cổ Nhuế, cá chép còn được bán với giá 70.000 đồng/kg, không tăng so với trước Tết.

Sáng mồng 4 Tết, nhiều chợ ở Hà Nội đã bán hàng trở lại. (Ảnh chụp tại chợ Vĩnh Hồ, quận Đống Đa).

Chị Hoàng Ngọc Linh, phố Tam Trinh (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) cho biết, chưa Tết nào chị đi chợ thấy giá cả lại tăng ít như năm nay.

 “Trước Tết, tôi không dự trữ nhiều thực phẩm tươi sống vì năm nào cũng thế, chợ bán rất sớm, mua đồ tươi ăn ngon hơn đồ để tủ lạnh. Nhưng năm nay, giá cả ở chợ hầu như không tăng so với trước Tết, tôi cũng thấy dễ lựa chọn món ăn cho gia đình hơn”.

Bánh phở ở chợ Cống Vị (quận Ba Đình) có giá 16.000 đồng/kg. Các loại rau xanh cũng có mức giá “dễ chịu”. Rau cần 10.000 đồng/bó, rau cải cúc 4.000 đồng/mớ, cải xanh loại tỉa lá ăn lẩu cũng chỉ 3.000 đồng/lạng.

Tại chợ cóc đằng sau Trường Đại học Thủy Lợi (quận Đống Đa), bún là mặt hàng bán chạy nhất với giá 12.000 đồng/kg. Năm nay, mùa đông không quá lạnh nên các loại rau phát triển tốt, vì thế giá rau rẻ và ít xuất hiện các loại rau nhập từ Trung Quốc.

Phục vụ người dân đi lễ chùa đầu năm, các loại hoa tươi được bán khá nhiều. Do thời tiết năm nay thuận lợi, hoa nhiều nên giá cả trước và sau Tết Nguyên đán không chênh lệch nhau. Các loại hoa được bán nhiều như ly Đà Lạt, ly Tây Tựu, thược dược, cúc trắng, cúc vàng, hoa hồng... đều có mức giá phải chăng.

Một bó hoa thược dược đủ màu sắc sáng mùng 4 Tết có giá 30.000 đồng, không tăng so với trước Tết. Cúc vàng cũng rất rẻ, giá 3.000 đồng/bông. Hoa hồng 40.000 đồng/chục bông... Hoa quả cũng vắng khách. Người đi mua thấy vui vì giá cả không bị tăng quá cao.

Nhưng hầu như người bán nào cũng có tâm trạng lo lắng bởi sau Tết, thông thường sức mua các mặt hàng cá, tôm, hải sản và rau xanh đều tăng mạnh. Nhưng năm nay, thu nhập của nhiều gia đình đã bị cắt giảm, vì thế, mức chi tiêu cũng dè sẻn theo. Ngay cả trước Tết, sức mua cũng “yếu” hơn mọi năm.

“Hai, ba hôm nữa, mọi người đã sử dụng hết thực phẩm dự trữ thì chúng tôi mới dám lấy nhiều hàng về bán”, chị Hạnh, kinh doanh thịt tại chợ Kim Liên cho biết. Sáng nay, mùng T tết, chị chỉ lấy 3kg thịt bò bán kèm với 1/4 con lợn mà đến 11 rưỡi trưa vẫn còn lại 1kg.

 “Thịt lợn hầu như chỉ phục vụ khách mua về luộc để thắp hương hóa vàng thôi. Bán chậm nhưng tôi vẫn phải mở hàng bán từ mùng 3 Tết để phục vụ các khách quen”, chị Hạnh chia sẻ.

Ra Tết, hoa giảm giá mạnh

Sáng mùng 4 Tết Nguyên đán, nhiều hàng hoa ở Hà Nội đã khai xuân. Khác với những ngày giáp Tết, giá bán hoa đã giảm mạnh với hầu hết các loại hoa. Ngày 28, 29, 30 Tết, giá một cành hoa dơn có mức trên dưới 9.000 đồng/cành, nhưng sang mùng 4 Tết đã giảm xuống hơn 50%, chỉ còn trung bình 4.000đ/cành dơn đẹp. Hoa hồng cành dài, đẹp cũng giảm xuống còn 4.000đ/bông, trong khi sát Tết hoa hồng có giá cao gấp đôi. Hoa hồng cành ngắn thì giá chỉ 2.000đ/bông.

Việt Hà

Chi Linh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文