Gieo chữ trên đỉnh Trà Vân

08:32 21/02/2017
Điểm trường của cô giáo Lưu Thị Vân và Nguyễn Thị Tám nằm chênh vênh trên đầu Nóc Ông Lý, bên cạnh rừng quế bạt ngàn màu xanh. Chúng tôi gọi lớp học này là lớp học trên đỉnh Trà Vân. Thực ra, Trà Vân là tên xã, nằm trên sườn một nhánh của dãy Ngọc Linh, nóc nhà của đại ngàn Trường Sơn.

Từ trung tâm huyện Nam Trà My (Quảng Nam), muốn lên đến Trà Vân nếu bằng xe máy phải vượt 30km đường ngược dốc, đi bộ tiếp 1 giờ cũng ngược dốc...

Điểm trường có 3 lớp, 2 cấp học. Trong đó, 15 em học sinh lớp mẫu giáo do cô Tám phụ trách; 15 em lớp 1 và lớp 2 học ghép do cô Vân phụ trách. Những đứa trẻ người Ca Dong ngoan, hiền, rất chịu khó đến lớp học để cha mẹ yên tâm lên rẫy... Chỉ phải tội, các em nói tiếng Kinh không rành, làm cô giáo luôn phải giải thích đến khản cả giọng may ra các em mới hiểu được phần nào bài học.

Cô Tám kể, chỉ mỗi bài hát “Trường của em be bé, nằm ở giữa rừng xanh...”, phải mất gần 2 tháng lũ trẻ mới thuộc, nhưng khi hát tập thể vẫn là một dàn đồng ca “bè cao, bè thấp” ai nghe lần đầu không hiểu các em hát bài gì!

Cô giáo Nguyễn Thị Tám đang giảng bài cho các em ở điểm trường Trà Vân.

Các em cũng rất quấn quýt cô giáo, nhiều khi tan học vẫn ở lại trường trò chuyện với các cô. Hai cô giáo đun lửa nấu được nồi cơm nho nhỏ, dọn ra ăn và những em học sinh ríu rít với các cô được xới cho mỗi đứa một bát. Thiếu cơm, các cô lại nấu nồi khác. Cứ thế, cô yêu trẻ, trẻ cũng yêu cô...

Trò chuyện mới biết, cả cô Tám và cô Vân đều đã dạy ở Trà Vân cách đây hơn 2 năm. Cô Vân quê ở Núi Thành, cô Tám ở Bắc Trà My, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quảng Nam là lên  miền núi ngay. Đường lên Trà Vân dốc cao hiểm trở, mỗi tháng 2 cô chỉ về thăm gia đình 1 lần. Cô Tám lấy chồng đã gần nửa năm nay, trong khi chồng cô làm nông ở quê, số lần cô về quê thăm chồng cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Tôi hỏi: “Đường sá bây giờ cũng đỡ rồi, sao các cô ít về thế?”. Cô Vân cười ngại ngùng: “Chúng em sợ tốn anh ạ!...”. “Vậy lương các cô bao nhiêu?”. Ngần ngừ mãi, cô Vân mới thổ lộ: “Mỗi tháng nhận chưa được 3 triệu đồng...”. “Sao ít thế?”, tôi gặng hỏi.

Lại ngần ngừ mãi các cô mới kể rằng, do dạy theo chế độ hợp đồng, mà lại là hợp đồng thì trường trung tâm ký, chứ không phải Phòng Giáo dục, hay Ủy ban huyện ký. Hằng năm, đầu năm học ký lại một lần. Nhà trường chỉ trả tiền cho mỗi buổi dạy, còn những tháng nghỉ hè, ngày nghỉ, Tết đều không có lương...

Cô Tám ngậm ngùi nói: “Nhưng chúng em không buồn anh ạ, chúng em quen rồi, vì cuộc sống phải mưu sinh thôi!”. Bất giác, tôi nghe cay cay trên sống mũi...

Phòng ở tại điểm trường Trà Vân của hai cô giáo Tám và Vân.

Đồng lương ít ỏi, cuộc sống các cô giáo cũng rất khó khăn. Cô Tám, cô Vân ở chung trong một căn phòng nhỏ chưa đầy 10m². Điểm trường lại nằm cách biệt khu dân cư, tan lớp học, đêm xuống, các cô chỉ còn biết đóng cửa thật chặt, nằm nghe tiếng gió thổi ào ào qua rừng.

Điểm trường không tivi, càng không có khái niệm máy vi tính, không mạng Internet, cái điện thoại cảm ứng các cô tằn tiện sắm được cũng chỉ để chơi game, chờ khi giấc ngủ ùa về. Cô Tám bảo, trồng được mấy luống rau để cải thiện, nhưng đàn heo thả rông của bà con trong làng phá nát hết, bữa cơm của hai cô chỉ vài con cá khô, ít rau rừng nấu cùng mỳ tôm làm thức ăn...

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Đăng Thuận, quyền Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My cho biết, toàn huyện có 118 giáo viên mầm non, trong đó có 82 giáo viên hợp đồng; 283 giáo viên tiểu học, trong đó có 152 giáo viên hợp đồng; 170 giáo viên THCS, trong đó 79 giáo viên hợp đồng. Có thể nói số lượng giáo viên hợp đồng chiếm tỷ lệ rất cao so với giáo viên biên chế. Tuy nhiên, các thầy cô giáo đều rất tâm huyết, yêu nghề, dù đời sống còn nhiều khó khăn.(T.H.)
Thanh Hồng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文