Hà Nội xử lý 1.065 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng

19:55 27/12/2018
Theo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong năm 2018, các Đội Thanh tra xây dựng, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã tiến hành kiểm tra 20.367 công trình.


Qua đó, phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý đối với 1.065 trường hợp có vi phạm, chiếm tỷ lệ 5,22%. Trong đó có 428 trường hợp xây dựng không phép; 252 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; 22 trường hợp xây dựng gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường; 363 trường hợp có các vi phạm khác như: Xây dựng công trình trên đất công, đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đê điều, lưới điện,…

UBND cấp huyện, cấp xã đã xử lý dứt điểm 961 trường hợp vi phạm. Cụ thể, cưỡng chế phá dỡ 218 trường hợp; 571 trường hợp tự khắc phục; 40 trường hợp hòa giải, bồi thường; đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 104 trường hợp… 

Năm 2018, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 1.518 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (vi phạm trật tự xây dựng và an toàn lao động, vệ sinh môi trường) với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 23 tỷ 620 triệu đồng.

Hà Nội xử lý 1.065 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng.

Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2018, từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở đã tổ chức 14 cuộc thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng đối với 206 dự án. 

Qua đó, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư có vi phạm: Ban hành 144 quyết định xử phạt (không phép, sai phép, sai quy hoạch, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng…) với số tiền là: 4.108 triệu đồng và 45 quyết định thu hồi sau thanh tra, kiểm tra; giảm trừ sau thanh tra với số tiền hơn 45.488 triệu đồng.

Đến nay, thành phố cũng đã xử lý, giải quyết 673/754 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng và đang tiếp tục xử lý, giải quyết đối với 81 trường hợp. 

Với trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng tồn đọng cũ trước 2005, từ năm 2012 đến tháng 4-2018, các quận, huyện đã giải quyết được 274/394 trường hợp; còn 120 trường hợp tiếp tục giải quyết. 

Với nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng hình thành sau khi triển khai các dự án giao thông mới, đã giải quyết 152/203 trường hợp (tương ứng 72%).

Hải Châu

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文