Chốt chống dịch ở Hải Dương trước giờ phong toả

21:59 15/02/2021
Bắt đầu từ 0h ngày 16/2, toàn bộ tỉnh Hải Dương sẽ được phong toả để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Mọi hoạt động ra vào tỉnh sẽ bị hạn chế và qua nhiều chốt kiểm tra được đặt trên các cửa ngõ vào tỉnh.    

Theo ghi nhận của PV tại TP. Hải Dương vào tối 15/2, việc đi lại trên địa bàn tỉnh gần như không có, chỉ một số ít người dân ra ngoài mua bán các mặt hàng cần thiết. Mọi hàng quán đều đóng cửa.

Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thu Thuỷ (trú tại thành phố Hải Dương) cho biết, chiều nay khi nhận được tin toàn tỉnh sẽ phong toả để chống dịch trong 15 ngày, chị và chồng đã nhanh chóng đi mua một số thực phẩm khô và nhu yếu phẩm cần thiết. Đồng thời chị cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định này của lãnh đạo tỉnh và mong muốn dịch sớm được khống chế để bà con có thể quay lại cuộc sống bình thường.

Tại chốt chống dịch thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, Thiếu tá Nguyễn Bá Tuân - chốt trưởng cho biết, việc phong toả toàn bộ tỉnh Hải Dương sẽ được thực hiện vào 0h đêm nay và đối với các chốt kiểm dịch đã và đang được lập trên địa bàn tỉnh thì công việc sẽ vẫn giữ nguyên như ngày thường nhưng việc kiểm soát ra vào sẽ chặt chẽ hơn và hạn chế tối đa việc đi lại.

Dưới đây là một số hình ảnh tại chốt kiểm dịch Lai Cách, Cẩm Giàng - một trong những điểm nóng về dịch COVID-19 tại Hải Dương:

Các chốt kiểm dịch ở Cẩm Giàng đều có lực lượng y tế, quân đội và công an làm nhiệm vụ kiểm tra, đảm bảo an ninh, trật tự.
Cẩm Giàng là địa bàn có nhiều khu công nghiệp nên việc kiểm tra các loại xe container, xe tải ra vào được làm hết sức chặt chẽ bởi nhiều xe đến từ tỉnh khác.
Lực lượng y tế có mặt thường xuyên tại các chốt kiểm dịch có nhiệm vụ đo thân nhiệt, kiểm tra khai báo y tế và phun khử khuẩn phương tiện hoặc người được phép qua chốt.
Theo ghi nhận của PV, tại các chốt trên địa bàn tỉnh Hải Dương, lực lượng công an trong những ngày này được tăng cường gấp đôi quân số. Cụ thể tại chốt Lai Cách có 8 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trong 1 ca trực bao gồm CSCĐ, CSGT và cảnh sát khu vực. 
Lực lượng Công an kiểm tra khai báo thường trú và y tế của người muốn vào hoặc ra khỏi khu vực bị phong toả.
Thiếu tá Nguyễn Bá Tuân, chốt trưởng tại chốt Lai Cách chia sẻ, việc kiểm tra người và phương tiện không phải lúc nào cũng suôn sẻ bởi có nhiều người (thường là lái xe hoặc lao động tỉnh ngoài) không hiểu về chủ trương phòng chống dịch nên không chịu quay lại hoặc cảm thấy khó chịu khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở. Lúc đó, các chiến sĩ công an phải kiên nhẫn giải thích cho người dân hiểu.
Phun khử khuẩn mọi phương tiện, người ra khỏi khu vực cách ly.
P.Sơn

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文