Hàng ngàn nông dân lo trắng tay, vỡ nợ vì hạn hán

09:02 14/05/2016
Nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng đã khiến hàng ngàn nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên rơi vào cảnh trắng tay, vỡ nợ khi lúa và hoa màu bị chết cháy do hạn hán.

Những ngày đầu tháng 5-2016, đi dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh nối liền các tỉnh Tây Nguyên không khó để bắt gặp hình ảnh những người nông dân đang miệt mài tìm nước để cứu cây trồng trước sự bao vây của hạn hán. Tại địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk - nơi bị thiệt hại nặng nề của đợt nắng nóng kéo dài trong lịch sử hơn 40 năm qua cho thấy, đã có hàng trăm người dân lâm vào cảnh trắng tay, vỡ nợ vì hạn hán.

Đang loay hoay bên miệng giếng đã khô cạn, lão nông Nguyễn Văn Hải (52 tuổi, trú xã Đắk Sin) chua xót cho biết, gia đình có hơn 2ha cà phê thì đến nay đã bị chết cháy hơn một nửa.

“Hơn nửa đời người gắn với cây cà phê nhưng chưa khi nào thấy tình trạng hạn hán kéo dài như thế này. Để cứu vườn cây, gia đình tôi đã phải vay mượn hơn 40 triệu đồng để đào giếng, thuê nước tưới nhưng bây giờ cũng đành bất lực vì không kiếm đâu ra nước. Với tình trạng này, chắc vài tuần nữa thôi là vườn cà phê cũng chết sạch. Rồi đây, gia đình tôi không biết lấy đâu ra tiền để mà trả nợ”, ông Hải cho hay.

Lão nông Nguyễn Văn Hải bất lực nhìn vườn cà phê đang chết dần.

Không riêng gì gia đình ông Hải mà ở cái xã Đắk Sin này đã có hàng trăm hộ dân cũng đang lâm vào tình cảnh nợ nần chồng chất. Bà Nguyễn Thị Hương (43 tuổi) có hơn 1ha cà phê đang bị chết dần từng ngày. “Đến nay, gia đình đã đầu tư hơn 30 triệu đồng để khoan giếng, thuê nước tưới cứu vườn cây nhưng giờ cũng đành đứng nhìn vườn cây chết dần vì không còn nước để tưới”, bà Hương tâm sự.

Tương tự, tại địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, hàng nghìn hộ nông dân cũng đang lâm vào cảnh lo sốt vó vì hạn hán.

Ngồi trên cánh đồng ngô hơn 2 tháng tuổi của gia đình, ông Trần Văn Tuấn (45 tuổi, trú xã Nam Đà) lo lắng: “Những năm trước, ngô trồng được gần 2 tháng đã tươi tốt. Nhưng do năm nay thiếu nước tưới, lại nắng hạn gay gắt nên vườn ngô chỉ èo uột, không trổ bắp được. Gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng xuống vườn ngô nhưng với đà này chắc chắn sẽ mất trắng”.

Còn ông Nguyễn Văn Long (44 tuổi) có hơn 2 ha đất trồng mía khẳng định năm nay người trồng mía chắc chắn thua lỗ. “Các năm trước giá mía nguyên liệu bấp bênh, đầu vụ giá mía mới nhích lên chút ít, nông dân chưa kịp mừng thì gặp đại hạn. Một số hộ kêu thương lái đến bán mía non, nhưng không ai mua vì cây mía èo uột, không đủ tiêu chuẩn trữ lượng đường. Tiền bạc của gia đình có bao nhiêu đã đầu tư vào rẫy mía, nhưng nay thì trắng tay”.

Theo tìm hiểu được biết, ở nhiều vùng nông thôn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, nhiều gia đình đã phải cho con em xuống TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai... để làm thuê kiếm sống, lấy tiền trả nợ cho gia đình.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tính đến đầu tháng 5, toàn vùng đã có trên 100.000ha cây trồng thiếu nước tưới.

Trong khi đó, hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn Tây Nguyên, mực nước chỉ còn 20-40%; trên 7.100ha cây trồng đã phải dừng sản xuất do thiếu nước. Còn theo dự báo từ Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực Tây Nguyên, nắng hạn vẫn còn kéo dài đến hết tháng 5 và tháng 6, theo đó sẽ có khoảng gần 170.000ha cây trồng bị ảnh hưởng nặng do nắng hạn, theo đó sẽ có khoảng 200.000 hộ dân bị thiếu đói.

Trong chuyến công tác, thị sát tình hình hạn hán ở Tây Nguyên mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Đến tận nơi mới thấy hạn hán nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Nếu không có biện pháp lâu dài thì trong tương lai người dân sẽ chịu thiệt hại rất lớn”.

Trước tình hình trên, Thủ tướng chỉ đạo, các địa phương phải có biện pháp khắc phục, giảm thiểu tổn thất do hạn hán và không được để dân đói, khát, dịch bệnh xảy ra... Đồng thời yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện giãn nợ, khoanh các khoản vay cho người dân tập trung chống hạn. Trước mắt, sẽ đồng ý cấp mỗi tỉnh 500 tấn gạo để cứu đói cho người dân vùng hạn nặng.

Văn Thành

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文