Hậu quả bom mìn sau chiến tranh vẫn rất nặng nề

12:26 05/04/2020
Ngày 4/4 là Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn. Với Việt Nam, dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả bom mìn do chiến tranh để lại vẫn đang đau đáu từng ngày.

Theo con số của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương. Phần lớn trong số họ là lao động chính trong gia đình và trẻ em. 

Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm, có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hoá học.

Những con số đau thương

Số bom đạn quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam khoảng 15 triệu 350 nghìn tấn (trong đó có 7 triệu 850 nghìn tấn thả từ máy bay và 7 triệu 5 trăm nghìn tấn sử dụng trên mặt đất), tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã sử dụng (các tài liệu nước ngoài là 10%). Đây là con số được thống kê bởi VNMAC.

Con số này đã biến Việt Nam thành một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn lớn và chịu hậu quả nặng nề nhất trên thế giới. Chỉ tính riêng tại một số tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi), đã có trên 22.800 nạn nhân do bom mìn, trong đó, 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả bom mìn tại những vùng đất bị ô nhiễm, tập trung những địa bàn tỉnh, thành có diện tích ô nhiễm cao như: Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Hà Giang, đồng bằng sông Cửu Long… 

Tuy đạt được những kết quả khả quan, nhưng để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm. Chưa kể, còn phải cần hàng tỷ USD cần thiết cho việc tái định cư, bảo đảm an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Phó Tổng Giám đốc VNMAC cho biết, Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Chương trình 504) đã đi vào hoạt động gần chục năm nay. 

Chương trình có mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống, an sinh xã hội.

“Công tác rà phá bom mìn phục vụ phát triển kinh tế cũng được ưu tiên, trước hết là các địa phương có mật độ ô nhiễm bom mìn cao tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam với diện tích khoảng 200 nghìn ha”, ông Phúc cho biết.

Để giảm thiểu tai nạn do bom mìn, Phó Tổng giám đốc VNMAC Nguyễn Hạnh Phúc cũng nhấn mạnh, cần triển khai tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn cho người dân và cộng đồng. 

Việc đẩy mạnh giáo dục nguy cơ về bom mìn cho người dân, học sinh ở các vùng ô nhiễm bom mìn là rất cần thiết, đặc biệt là trẻ em. Khả năng tự nhận biết bom mìn, vật nổ, có ý thức phòng tránh sẽ giúp người dân và cộng đồng biết tự bảo vệ khi không có lực lượng chức năng ở đó.

Công tác rà phá bom mìn giúp người dân yên tâm lao động, sản xuất. Ảnh: BaoQuangbinh.

Nỗ lực giúp đỡ nạn nhân hòa nhập cộng đồng

Một điểm nhấn quan trọng của khắc phục hậu quả bom mìn là tăng cường các hoạt động trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng. Nạn nhân bom mìn có nhu cầu được phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội từ Nhà nước và cộng đồng để có thể tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, kinh tế, xã hội. Cùng với đó là các công tác trợ giúp xã hội thiết yếu cho nạn nhân bom mìn.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn toàn quốc đã tiến hành xác định, phân loại, xếp hạng và cấp thẻ cho người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và khuyết tật nhẹ (trong đó có nạn nhân bom mìn, nạn nhân chất độc hóa học). Năm 2019 đã có gần 3 triệu người khuyết tật được cấp giấy xác nhận khuyết tật trong đó có nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học.

Năm 2019 ngân sách nhà nước đã bố trí cho địa phương 17.517 tỷ đồng để trợ cấp hàng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội và 131 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với người khuyết tật. 

Đến nay cả nước có trên 1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, trên 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và nhiều trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Theo Chánh văn phòng Bộ LĐ- TB&XH Nguyễn Bá Hoan, đến nay, cả nước có 50 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, trong đó có 18 tỉnh triển khai toàn bộ các huyện, các xã. 

Năm 2019, đã hỗ trợ cấp dụng cụ trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho 6.447 người khuyết tật, sàng lọc cho 8.000 trẻ dưới 6 tuổi và cho 25.000 người nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, 810.000 bà mẹ mang thai đạt 58% được khám sàng lọc trước sinh, sàng lọc 494.000 trẻ sơ sinh đặt 40% trẻ sinh ra.

Cả nước hiện có trên 1,6 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó có trên 90.000 trẻ khuyết tật nặng bao gồm nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học có khả năng học tập được đi học hòa nhập ở các trường mầm non và phổ thông, 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt, 18 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. 

“Theo báo cáo chưa đầy đủ của Bộ, ngành và địa phương: Năm 2019, khoảng 20.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng tại các cơ sở giáo dục nhà nước; hỗ trợ cho 2.277 người khuyết tật vay vốn để tạo, duy trì và mở rộng việc làm khoảng 7.000 người khuyết tật; Hội

Người mù Việt Nam được giao gần 51 tỷ triển khai tại 51 tỉnh, thành phố cho gần 10.000 hộ người mù tạo việc làm ổn định cho trên 13.000 lao động là người khuyết tật, nạn nhân bom mìn và nạn nhân chất độc hóa học. Trường cao đẳng nghề của Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam mở 2 lớp dạy nghề cho 175 con, cháu nạn nhân”, ông Hoan cho biết.

Phan Hoạt

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文