Hệ lụy từ việc nuôi tôm tự phát

08:54 04/05/2015
Thời gian gần đây, nhận thấy việc nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người dân ở địa phương đã ồ ạt lấp đất ruộng, đất vườn để làm hồ nuôi tôm theo kiểu tự phát. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết nên đã gây ra nhiều hệ lụy. Chuyện này đã và đang xảy ra tại xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) với diện tích nuôi tôm trái phép đã lên tới 36ha.

Ông Ngô Hải, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, cho biết: Địa phương chỉ quy hoạch vùng nuôi tôm trong diện tích 70 ha, thuộc vùng ven đầm hạ triều. Ngoài ra, những diện tích đất được đưa vào nuôi tôm khác là những nơi hoàn toàn không phù hợp cho việc nuôi tôm, vì nằm về phía cao triều, khó lấy nước mặn, cũng như không có đường thoát cho nước thải nên địa phương không quy hoạch cho nuôi.

Tuy nhiên, vì cái lợi trước mắt nên người dân ồ ạt rủ nhau đào vườn thả nuôi. Trong khi ở địa phương đất quy hoạch cho nuôi tôm lại không có, khiến hàng trăm hộ dân tìm cách biến những khu vườn và đất sản xuất nông nghiệp thành những hồ nuôi, bất chấp sự ngăn cản từ chính quyền địa phương.

Việc nuôi tôm trên cát chưa được ngành chức năng của tỉnh quy hoạch cụ thể, cộng thêm việc quản lý lỏng lẻo từ chính quyền sở tại đã khiến cho tình hình nuôi tôm diễn ra tràn lan như hiện nay.

Đáng nói, đa phần các hồ nuôi tôm ở đây đều không có hệ thống xử lý nước thải cho từng cụm vùng, làm cho nước mặn và đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm thấm sâu vào các khu dân cư gây nên hiện tượng nước sinh hoạt bị ô nhiễm không thể sử dụng được.

Quan ngại hơn, đến nay, hiện tượng nhiễm mặn đã xuất hiện phổ biến và gây rất nhiều trở ngại trong sinh hoạt cho bà con trên địa bàn xã.

Nước thải từ hồ nuôi tôm ở thôn Hưng Lạc xả trực tiếp ra môi trường.

Nhiều hộ dân tại thôn Hưng Tân lo lắng: Nguồn nước ngầm ở địa phương đang bị cạn kiệt hoặc nếu có thì cũng bị nhiễm mặn và ô nhiễm nghiêm trọng nên chỉ có thể sử dụng để giặt giũ. Nước uống phải đi mua từng bình, song đây chỉ là giải pháp trước mắt.

Nguy hiểm hơn, từ hỗn hợp các hóa chất nuôi tôm chưa qua xử lý, nguồn nước sinh hoạt của người dân sẽ ngày càng trở nên ô nhiễm, vì thế, tình hình dịch bệnh sẽ phát sinh trong thời gian tới.  

Trước câu hỏi vì sao tình trạng người dân ồ ạt lấp đất ruộng, đất vườn để nuôi tôm diễn ra trong thời gian dài, nhưng địa phương lại không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Ông Ngô Hải, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, thừa nhận: Năm 2010 đến năm 2014, là thời điểm nạn nuôi tôm trái phép phát triển rầm rộ, trước tình trạng này, xã đã lập đoàn công tác xuống xử lý nhưng ngặt nỗi là lực lượng cán bộ xã quá mỏng nên không thể canh chừng, kiểm soát mỗi đêm nên cuối cùng đành bó tay.

Theo UBND xã Mỹ Thành, năm 2010 ở địa phương có khoảng 5 hộ ở thôn Hưng Tân nuôi tôm, mang lại lợi nhuận cao. Sau đó, hàng trăm hộ dân ở nhiều thôn lân cận đổ xô nuôi, khiến nạn nuôi tôm trái phép nhanh chóng lan rộng như hiện nay. Đến nay, đã có 36 trường hợp nuôi tôm trái phép bị xử lý hành chính.

Ông Hà Ngọc Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, thẳng thắn nhìn nhận: “Việc xử lý dứt điểm và yêu cầu người nuôi tôm trả lại nguyên trạng diện tích đất vườn, đất ruộng đã bị lấp để nuôi tôm trái phép là quá khó. Giải pháp hiện nay là ngăn chặn và không cho phát sinh diện tích hồ nuôi tôm mới; đồng thời, huyện đã chỉ đạo UBND xã Mỹ Thành thực hiện việc giám sát chặt chẽ quy trình nuôi, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường”.

Hoàng Nguyên

Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo CAND, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát từ ngày 1/11 đến hết ngày 24/11, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 2.291 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh. Trong số này có 517 trường hợp lái xe khi không đủ điều kiện, xử phạt 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

Khi đến thôn Phú Tuyên, xã Bình Tiến thì các đối tượng phát hiện cháu Đinh Hồng Tài (SN 2008) chở theo Lê Nhật Huy (SN 2007) bằng xe đạp. Lúc này, các đối tượng điều khiển xe mô tô ép sát đạp, dùng hung khí dí vào cổ cháu Huy để cướp tài sản…

Sáng 27/11, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh dại...

Thời gian qua, một số cơ sơ chuyên mua bán hải sản trên các tuyến đường thuộc phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã tổ chức hoạt động kinh doanh tràn lan, bất chấp quy định pháp luật về sử dụng vỉa hè, lòng, lề đường, gây mất an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Mang cái tên đặc biệt, Võ Thị Nở (SN 1979, không nơi cư trú nhất định) từng có 5 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng ngựa quen đường cũ, Nở vẫn tiếp tục thực hiện nhiều vụ móc túi, lấy trộm ĐTDĐ đắt tiền tại khu vực rạp chiếu phim và bệnh viện xung quanh khu vực quận 1, quận 3, TP Hồ Chí Minh…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文