Hiện trường tan hoang rừng thông ở thắng cảnh quốc gia Langbiang
Tại một số nơi, để “phi tang” hiện trường, che giấu hành vi phá rừng, các đối tượng thường cưa nhỏ gỗ thông vừa hạ thành từng lóng ngắn, vài ngày sau đó sẽ châm lửa đốt sạch. |
Hình ảnh đầu tiên PV Báo CAND bắt gặp chính là những cây thông cổ thụ, đường kính gốc lên tới 50-60cm, thẳng tắp, cao vút, hàng chục năm tuổi đã bị cưa hoặc chặt quanh gốc, bị đầu độc bằng hóa chất, lá đã chuyển sang màu vàng hoặc chết khô. |
Càng đi cao lên núi Langbiang, cảnh tàn phá, hủy hoại rừng thông càng xảy ra khốc liệt. Hàng loạt cây thông vừa bị cưa hạ, nằm ngổn ngang trên mặt đất, nhựa tươi vẫn còn ứa ra từng giọt, rớt xuống trắng xóa. |
Tại khu vực này, chỉ trong phạm vi vài hecta đã có hàng trăm cây thông cổ thụ cả cũ và mới, đường kính gốc lớn tới cả người ôm không suể đã bị cưa hạ. |
Nhiều vị trí, rừng thông quý bị cưa trắng, gỗ vẫn còn nằm ngổn ngang trên mặt đất. |
Nạn tàn phá rừng thông ở núi Langbiang đã xảy ra nhức nhối từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng không ngăn chặn kịp thời, không xử lý nghiêm túc, dứt điểm nên đã dẫn đến tình trạng “lờn luật”. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng và tài nguyên rừng tại dãy Langbiang bị các đối tượng xem nhẹ. |
Hậu quả là danh lam thắng cảnh Quốc gia Langbiang nức tiếng đang bị “gặm nhấm”, xâm hại ngày một nghiêm trọng. |
Thậm chí, rất nhiều người đã đổ lên dãy Langbiang “xí phần”, nhận đất rừng là “đất của mình”, nhất là những khu vực giáp ranh với vùng sản xuất nông nghiệp. |
Không ít cây thông, các đối tượng đã dùng cưa máy, xẻ gỗ và chở đi khỏi hiện trường. |
Việc triệt hạ rừng thông ở Langbiang diễn ra bất kể ngày hay đêm, nhất là vào cuối tuần. Mỗi lần lâm tặc thường cưa hạ khoảng 4-5 cây thông cổ thụ. |
Vị trí rừng thông đang bị tàn phá, khai thác gỗ bấp hợp pháp hiện nay tại dãy Langbiang thuộc lâm phần do Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà quản lý, trực thuộc thắng cảnh Quốc gia, khu du lịch Langbiang. |