Hỗ trợ khẩn cấp gần 3.000 tàu, thuyền đánh cá vươn khơi

07:27 14/05/2016
Hiện tượng thủy hải sản chết bất thường thời gian qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân vùng ven biển Thừa Thiên - Huế, thiệt hại khoảng 135 tỷ đồng. Trước tình hình đó, ngày 13-5, tỉnh này bắt đầu thực hiện hỗ trợ khẩn cấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để giúp ngư dân sớm ổn định cuộc sống...

Đến nay, mặc dù hiện tượng cá biển chết dạt vào bờ, cá lồng nuôi chết trên phá Tam Giang và các khu đầm đã ngưng, nhưng tâm lý người tiêu dùng vẫn e ngại sử dụng thủy hải sản đã khiến hàng ngàn hộ dân sống vùng ven biển mưu sinh bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, sau một thời gian nằm bờ, hiện các tàu cá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vươn khơi bám biển trở lại, đây là một tín hiệu tích cực trước sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ban, ngành sau hiện tượng cá chết.

Hoạt động thu mua hải sản tại cảng cá Thừa Thiên - Huế nhộn nhịp trở lại.

Ông Nguyễn Mậu Hòa (55 tuổi, ở xã Phú Hải, Phú Vang) cho hay, hơn 10 ngày qua, ngư dân trên địa bàn đã trở lại đánh bắt bình thường, song mức giá thu mua hải sản vẫn còn thấp hơn so với trước. “Mặc dù những chuyến ra khơi sắp tới, có thể chưa có lời, chỉ bán hải sản bù được tiền xăng dầu, nhưng vì quyết tâm bám biển, bám ngư trường nên bà con đã động viên nhau cố gắng ra khơi”, ông Hòa bày tỏ.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường, từ ngày 13-5, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành triển khai hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các địa phương ven biển.

Theo đó, hỗ trợ 15 tỷ đồng cho 2.950 tàu cá khai thác ven bờ (90CV trở xuống) trong thời gian tạm dừng khai thác hải sản; hỗ trợ 600 tấn gạo cho 23.000 ngư dân để khắc phục hậu quả do hiện tượng hải sản chết bất thường gây nên. Hỗ trợ những hộ dân, ngư dân, chủ trang trại... trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường để khôi phục sản xuất.

Hỗ trợ 1 lần các tàu, thuyền đánh bắt ven bờ và vùng lộng do phải tạm ngừng ra biển khai thác hải sản với mức 3,5 triệu đồng/chiếc đối với ghe, thuyền không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 20CV; mức 5 triệu đồng/chiếc đối với ghe, thuyền lắp máy có công suất từ 20CV đến dưới 90CV; hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng trong thời gian 1,5 tháng đối với các nhân khẩu thuộc hộ chủ tàu và hộ của lao động trên tàu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, vùng lộng và các hộ làm dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp…

Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế còn hỗ trợ 8,4 tỷ đồng cho những hộ dân nuôi cá trên lồng, bè trên đầm và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng. Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên -Huế cho biết thêm, để khôi phục hoạt động khai thác thủy hải sản cho ngư dân ven biển, từ đầu tháng 5-2016 đến nay, các đơn vị chức năng đã cấp 149 giấy xác nhận tàu khai thác thủy sản xa bờ, tổ chức các điểm bán cá sạch tại các trung tâm thương mại và các chợ lớn trên địa bàn tỉnh.

“Sau khi được cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn cho các tàu cá thì các loại hải sản của ngư dân được tiêu thụ tốt hơn, đồng thời người tiêu dùng cũng an tâm hơn vì hải sản được đánh bắt ở vùng nước an toàn được xác nhận!”, bà Hồng nói.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT cùng các cơ quan chức năng tỉnh đang tiếp tục theo dõi diễn biến thực tế, tăng tần suất lấy mẫu nước thường xuyên tại các vùng biển và cửa sông vùng ven biển để quan trắc nhằm sớm có cảnh báo cho ngư dân khi có hiện tượng bất thường xảy ra. Đồng thời, vận động người dân ven biển tập trung khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản và tích cực vươn khơi bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống.

Khởi tố vụ án đưa tin không đúng sự thật về hiện tượng cá chết ở bãi biển Cồn Vành

Ngày 13-5, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án đưa tin không đúng sự thật về hiện tượng cá chết ở bãi biển Cồn Vành.

Như tin đã đưa, ngày 9-5, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình triệu tập đối tượng Bùi Đức Hải (SN 1994, trú tại thôn Đào Động, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ), đưa tin không đúng sự thật về hiện tượng cá chết ở bãi biển Cồn Vành, huyện Tiền Hải với bài viết có tựa đề: “Hiện tượng cá, sứa, ngao chết bất thường kéo dài nhiều ngày qua đã lan rộng trên bãi biển Cồn Vành trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân” trên website Thaibinhplus.vn. Căn cứ tài liệu thu thập được, xác định có dấu hiệu tội phạm, ngày 13-5, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” quy định tại điều 226 Bộ luật Hình sự. (Hồ Tuyên)
Anh Khoa

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文