Hồi sinh cánh rừng ngập mặn khu đầm phá lớn nhất Đông Nam Á

09:08 06/10/2016
Từng là cánh rừng bị tàn phá tan hoang, ngót nghét hơn 3 thập kỷ trôi qua, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phương lẫn người dân, cánh rừng ngập mặn nối dài hàng hécta trên vùng đầm phá Tam Giang dần được hồi sinh mạnh mẽ, trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại địa phương này.

Rú Chá (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên- Huế) được biết đến là cánh rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn lại trên phá Tam Giang - khu đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Thế nhưng ít ai biết được rằng, từ những năm 80 trở về trước, khu rừng ngập mặn này từng đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”.

Ông Nguyễn Lợi, một cao niên ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong cho biết, do sự quản lý lỏng lẻo cộng thêm việc người dân chưa có ý thức bảo vệ rừng ngập mặn nguyên sinh nên đã có thời điểm, rừng Rú Chá bị người dân đốn hạ không thương tiếc để lấy cây làm củi đốt hoặc lất đất nuôi tôm, gây nên tình trạng đất rừng bị xói lở nặng nề, mất cân bằng sinh thái hệ đầm phá... 

“Từ chỗ là nơi trú ngụ của nhiều loài chim, thủy sản nên khi những cây chá bị đốn chặt, chim chóc lẫn các loài tôm cá cũng dần biến mất, Rú Chá ngày ấy gần như là khu rừng “chết”. Thế nhưng, kể từ khi Nhà nước quy hoạch vùng bảo vệ rừng thì người dân địa phương đã biết chung tay bảo vệ, rừng Rú Chá dần được hồi sinh từ đó”, ông Thành chia sẻ.

Trồng rừng mở rộng diện tích khu rừng ngập mặn Rú Chá trên phá Tam Giang.

Theo UBND xã Hương Phong, sau nhiều năm nỗ lực bảo vệ rừng, hiện khu rừng Rú Chá còn giữ được diện tích gần 5ha, trong rừng có nhiều cây chá cổ thụ gần 100 năm tuổi. Khu rừng được người dân địa phương ví như bức bình phong che chắn gió bão, ngăn lũ lụt và trở thành nơi cư ngụ của nhiều loại tôm, cá, chim, cò, diệc, vạc...

Một trong những người có công lao giữ gìn để khu rừng ngập mặn trên phá Tam Giang hồi sinh như bây giờ đó chính là vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp (72 tuổi, ở thôn Thuận Hòa, Hương Phong). Nhận thấy cánh rừng không có người giữ như “nhà vắng chủ” nên năm 1988, vợ chồng ông Đáp đã tình nguyện ra khu rừng này dựng căn nhà tre nứa tạm bợ để ở và giữ rừng, ngăn cản những ai có ý định đốn hạ cây chá... 

“Lúc đầu vợ chồng tôi chuyển ra khu rừng sinh sống thì làng xóm bảo chúng tôi bị điên khi đất liền không ở lại ra ở giữa đầm phá mênh mông, biết lấy gì mà sống? Nhưng lúc ấy tôi đâu nghĩ nhiều như thế, thấy rừng bị chặt hạ xơ xác mà xót lắm. Lo sợ cánh rừng biến mất nên vợ chồng tôi bàn nhau ra đây ở để giữ rừng...”, ông Đáp nói.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, vợ chồng ông Đáp đã có gần 30 năm gắn bó với từng mảnh đất, từng gốc cây để bảo vệ khu rừng ngập mặn Rú Chá. Từ việc làm ý nghĩa của vợ chồng ông Đáp nên đến nay, người dân ở Hương Phong đã nâng cao được ý thức bảo vệ rừng, cánh rừng Rú Chá vì thế dần được hồi sinh mạnh mẽ.

Ngoài nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn và bảo vệ rừng Rú Chá ngập mặn nguyên sinh, mới đây Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế còn đầu tư nhiều tỷ đồng để trồng 10.000 cây dừa nước, đước, bần trên diện tích 4,6ha, góp phần mở rộng diện tích rừng Rú Chá lên trên 9ha.

Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay, với mục đích phát triển rừng ngập mặn cùng với xây dựng mô hình thủy sản, tạo sinh kế cho người dân nên trong năm 2017, đơn vị sẽ tiến hành trồng mới thêm 10ha rừng ở vùng Rú Chá, tạo vành đai bảo vệ khu dân cư, diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân. 

“Ngoài khu rừng Rú Chá, Chi cục còn tiến hành trồng mới 50ha rừng ngập mặn trên phá Tam Giang tại xã Quảng Lợi, tổ chức phân phát 100.000 cây ngập mặn để các địa phương trồng tại các cửa sông, cửa biển và ven vùng phá Tam Giang. Qua đó sẽ góp phần hạn chế tình trạng xói lở, tạo môi trường tốt cho các loài thủy sản cư ngụ và hình thành điểm xanh trên vùng đầm phá rộng lớn bậc nhất Đông Nam Á này để phục vụ phát triển du lịch sinh thái”, ông Dũng cho biết thêm.

Anh Khoa

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文