Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Tà Ôi

09:40 26/08/2016
Đứng trước nguy cơ thất truyền nghề dệt zèng (thổ cẩm) truyền thống do cha ông để lại nên nhiều năm qua, đồng bào dân tộc Tà Ôi sinh sống tại xã A Đớt, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế, đã nỗ lực khôi phục và từng bước “hồi sinh” làng nghề hàng trăm năm tuổi của địa phương...

Theo nhiều già làng ở thôn bản Ba rít, xã A Đớt thì hàng trăm năm trước, đồng bào dân tộc Tà Ôi sinh sống giữa dãy núi Trường Sơn giáp với biên giới Việt - Lào đã hình thành nên nghề dệt zèng để tạo nên các bộ trang phục áo, váy đặc trưng của đồng bào nơi đây. 

Tuy nhiên, do nguyên liệu cây bông có sẵn từ núi rừng dần cạn kiệt, nhu cầu sử dụng thổ cẩm zèng còn hạn chế nên dần dần, nghề dệt zèng bị mai một, người dân Tà Ôi chuyển sang làm những nghề khác có thu nhập kinh tế hơn. 

Đứng trước nguy cơ mai một nghề dệt zèng nên từ những năm 2000, được sự giúp đỡ của UBND huyện A Lưới, xã A Đớt đã triển khai nhiều kế hoạch, từng bước khôi phục lại làng nghề truyền thống dệt zèng A Đớt. 

Sản phẩm dệt zèng truyền thống của đồng bào Tà Ôi ở vùng cao A Lưới được ưa chuộng trên thị trường.

Bà Hồ Thị Mới (60 tuổi, ở thôn Ba rít) có nhiều năm gắn bó với nghề dệt zèng cho biết, nghề này của gia đình đã tồn tại suốt 3 đời qua, dù có lúc sản phẩm dệt ra bán không ai mua nhưng đến nay, 6 người trong gia đình vẫn quyết tâm giữ lấy nghề.

“Trước đây, người con gái Tà Ôi nào cũng phải biết dệt zèng để làm cho mình những chiếc váy, áo thổ cẩm đẹp thì mới lấy được chồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên thời gian sau này, nghề dệt zèng dần rơi vào quên lãng, người dân ít mặn mà với nghề do thu nhập bấp bênh, không đủ nuôi sống gia đình, chỉ còn lại một vài hộ bám trụ với nghề”, bà Mới nói.

Với những đề án cụ thể, UBND xã A Đớt đã từng bước khôi phục lại làng nghề truyền thống dệt zèng, đến nay toàn xã có 95% trong tổng số gần 600 hộ dân tham gia vào làng nghề dệt zèng. Khác với thổ cẩm của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên hay các vùng núi Tây Bắc, sản phẩm dệt zèng do người Tà Ôi ở A Đớt sản xuất được làm từ sợi có 4 màu xanh, trắng, đỏ, đen với nhiều kiểu hoa văn khác nhau, tái hiện hình ảnh núi đồi, cỏ cây, muông thú. 

“Sau gần 1 năm học nghề, mỗi thợ dệt có thể dệt thành 10 loại zèng khác nhau bằng khung cửi đơn sơ với các tên gọi như pahieng, vivat, aratoang... Điều đáng vui mừng là nghề dệt zèng ở A Đớt không những được hồi sinh mà còn được quảng bá tại các lễ hội nghề truyền thống và Festival Huế trong những năm gần đây, nhiều nghệ nhân còn được mời về trình diễn dệt zèng cho du khách thưởng ngoạn, đây là điều vượt ngoài sự mong đợi của làng nghề”, một nghệ nhân ở làng nghề dệt zèng truyền thống A Đớt tự hào cho biết. 

Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND xã A Đớt bày tỏ, sau một thời gian nghề thất truyền, đến nay xã đã vực dậy được làng nghề dệt zèng khi có gần 700 lao động địa phương, trong đó phần lớn là chị em phụ nữ làm nghề dệt zèng. Trong năm 2015, làng nghề sản xuất được gần 4.000 tấm zèng các loại trị giá 1,5 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2016 sản xuất được 2.100 tấm zèng, trị giá 850 triệu đồng. 

“Trước sự hồi sinh của làng nghề dệt zèng A Đớt, tháng 7-2016 mới đây, xã vinh dự đón nhận 2 bằng công nhận “Nghề dệt zèng truyền thống” và “Làng nghề dệt zèng truyền thống A Đớt” do UBND tỉnh trao tặng. Đây là niềm tự hào của địa phương khi những năm qua, người dân ở các thôn bản đã rất nỗ lực để gìn giữ và phát triển nghề dệt này. 

Giờ đây, ngoài thời gian lên nương rẫy thì phụ nữ ở A Đớt dành phần lớn thời gian ngồi bên khung cửi để hoàn thành các sản phẩm dệt zèng đủ sắc màu. Với mức thu nhập bình quân từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng/người, nghề dệt zèng được khôi phục trở lại đã giúp không ít hộ dân ở vùng miền núi này thoát nghèo, xóa bỏ được nhà tạm để xây dựng nhà cửa kiên cố và có điều kiện cho con ăn học đến nơi đến chốn...”, ông Minh vui mừng chia sẻ.

Ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, với mục đích khôi phục những làng nghề truyền thống, đặc biệt là nghề dệt zèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi trên địa bàn huyện A Lưới, nên Sở đã tích cực phối hợp với UBND huyện A Lưới và các đơn vị tổ chức thực hiện một số dự án đào tạo, dạy nghề dệt zèng; ngoài các làng nghề còn thành lập nhiều tổ dệt zèng tại các xã như Phú Vinh, Nhâm, A Lưới để giúp phụ nữ các đồng bào dân tộc thiểu số được học nghề, góp phần đưa dệt zèng trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của miền núi A Lưới.

“Hiện Sở đã hoàn tất hồ sơ trình Bộ VHTT&DL công nhận nghề dệt zèng của người Tà Ôi ở huyện miền núi A Lưới là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Việc làm này không những khôi phục, phát triển nghề dệt zèng mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Tà Ôi...”, ông Hải nhận định.

Anh Khoa

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Ngày 17/11, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ 14 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 6kg ma túy, 1 khẩu súng và nhiều phương tiện pha trộn, đóng gói ma túy.

Ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phạm Hải Đức (SN 1990, ngụ phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh) và Tăng Hạ Quốc Huy (Việt kiều Canada, SN 1988, tạm trú phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở đang mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, giá nhà ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết được một số tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文