Huy động lực lượng, phương tiện tìm kiếm giai đoạn 5 tại thủy điện Rào Trăng 3

16:54 01/07/2021
Sáng 1/7, lực lượng cứu nạn, cứu hộ (CNCH) tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai giai đoạn 5 quá trình tìm kiếm 11 thi thể công nhân sau vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) vào ngày 12/10/2020.


Sau khi họp bàn triển khai phương án dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh, lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, hiệp đồng cùng lực lượng Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải và Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 3… khẩn trương thực hiện công tác tìm kiếm. 

Hai chiếc xe múc công suất lớn vượt qua lòng sông Rào Trăng tiến về khu vực bãi bồi gần ngã ba Tam Dần để đào bới. Diện tích đào bới ở bãi bồi này rộng hơn 3.000m2.

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị họp bàn triển khai phương án tìm kiếm.

Khu vực bãi bồi đầu tiên được tìm kiếm trong giai đoạn 5.

Lực lượng các đơn vị dựng lều bạt bên bờ sông Rào Trăng phục vụ hoạt động tìm kiếm.

Theo kế hoạch tổ chức tìm kiếm giai đoạn 5 tại thủy điện Rào Trăng 3 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong giai đoạn này, tỉnh sẽ tập trung lực lượng, phương tiện cơ giới, máy móc để đào sâu, múc kỹ đến lớp đất nguyên thổ từ bãi bồi thứ 1 đến bãi bồi thứ 3 trên sông Rào Trăng kéo dài từ cửa xả nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đến khu vực ngã 3 Tam Dần, cách hiện trường sạt lở khoảng 2,5 km. 

Xe múc di chuyển qua sông Rào Trăng tiến vào hiện trường tìm kiếm.


Hai máy múc công suất lớn tiếp cận bãi bồi rộng hơn 3.000m2 gần ngã ba Tam Dần.

Ngoài ra, lực lượng CNCH sẽ kết hợp phương án khoan cắt bê tông, đá, vật liệu thép, sử dụng máy bơm công suất lớn để giảm thiểu dòng chảy mạch nước ngầm phục vụ cho công tác tìm kiếm, kết hợp điều tiết dòng chảy từ nhà máy thủy điện A Lin B2 về hạ lưu. Khi phát hiện thi thể sẽ tiến hành khử khuẩn, tổ chức vận chuyển đưa về Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế để xác định danh tính, thực hiện các thủ tục pháp lý bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

Công tác tìm kiếm thi thể các nạn nhân tại bãi bồi trên sông Rào Trăng gặp nhiều khó khăn.

Thượng tá Trần Văn Lâu, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Thừa Thiên Huế còn cho biết, ngoài điều động lực lượng, đơn vị còn huy động 2 máy bơm chữa cháy, hút nước, 10 bộ đàm, dây CNCH và các trang thiết bị kỹ thuật để phối hợp tìm kiếm thi thể các nạn nhân. Dù thời tiết nắng nóng, điều kiện địa hình tìm kiếm phức tạp gây nhiều khó khăn nhưng các CBCS đơn vị vẫn quyết đồng tâm hiệp lực tìm kiếm ở bãi bồi đầu tiên.

Đôi mắt ngấn lệ dõi theo sự di chuyển của những chiếc gầu múc, bà Phan Thị Hương (trú ở TP Huế) nghẹn ngào cho biết: “Gia đình tôi có đứa con trai duy nhất là Phan Chí Thanh, 24 tuổi. Sau khi nó tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp Huế thì một thời gian dài ở nhà phụ mẹ bán hàng tạp hóa. Năm 2020, nó xin vào làm vận hành máy móc tại thủy điện Rào Trăng 3 được gần 3 tháng thì xảy ra vụ sạt lở kinh hoàng. Giờ nó và 10 công nhân khác vẫn chưa được tìm thấy thi thể. Thương nhớ con trai nên thời gian qua, cứ thời điểm nào lực lượng tổ chức tìm kiếm thì tôi đều lên đây thắp hương và mong ngóng tin tức với niềm hy vọng sớm được tìm thấy thi thể con đưa về với gia đình”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh động viên, chia sẻ cùng bà Phan Thị Hương (trú ở TP Huế) có con trai Phan Chí Thanh là công nhân mất tích sau vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3.

Chỉ đạo công tác tìm kiếm tại hiện trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh yêu cầu các đơn vị rút kinh nghiệm trong các đợt tìm kiếm lần trước, huy động tối đa lực lượng, phương tiện cần thiết để phục công tác tìm kiếm tại 3 khu vực bãi bồi với tổng diện tích gần 7.000 m2 trong thời gian 15 ngày. Đồng thời yêu cầu các lực lượng đơn vị tăng cường tổ chức chỉ huy, phối hợp chặt chẽ, tranh thủ thời gian, thời tiết thuận lợi và lưu lượng dòng chảy trên sông Rào Trăng, khẩn trương thực hiện các phương án tìm kiếm tối ưu, hiệu quả nhất nhằm sớm phát hiện thi thể các nạn nhân mất tích để đưa về với thân nhân, gia đình.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh chia sẻ những mất mát với các gia đình nạn nhân, đồng thời cho biết chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng sẽ huy động tối đa lực lượng, phương tiện để tìm kiếm thi thể các nạn nhân.


Anh Khoa

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文