Choáng váng với giá trông người ốm sau Tết

08:34 04/02/2017
Trông người ốm tại bệnh viện những ngày Tết là dịch vụ đắt đỏ đối với nhiều gia đình neo người. Mười năm trở lại đây, dịch vụ trông người ốm ngày Tết lúc nào cũng luôn trong tình trạng khan hiếm với giá tiền công cao ngất. Nhiều gia đình phải chấp nhận bỏ ra số tiền 1 triệu đồng/ngày để thuê người trông ốm.


1 triệu đồng/ngày công

Người nhà nhập viện 354 vào mùng 4 Tết, gia đình lại neo người nên anh Phạm Hữu Quang (ở quận Tây Hồ, Hà Nội) phải nhờ đến dịch vụ “trông người ốm” để chăm sóc bệnh nhân. Xin được số điện thoại, anh Quang gọi điện. Đầu dây bên kia nhanh chóng bắt máy. Đó không phải là người trực tiếp làm công việc chăm sóc người ốm mà là môi giới. 

Ở đây có tới vài đội chuyên chăm sóc người ốm, bao gồm cả nam và nữ. Mỗi đội có một môi giới riêng và phải thông qua người này bố trí thì những người chuyên chăm sóc bệnh nhân kia mới được vào làm việc. Hầu hết người bệnh cần thuê đều nằm ở phòng cấp cứu, bệnh tương đối nặng, nhà neo người. 

Chị Tình trông nom bệnh nhân ở phòng cấp cứu Bệnh viện 354.

Khi biết mức giá trông người ốm vào mùng 4 Tết là 1 triệu đồng/ngày, anh Quang suýt ngã ngửa. “Mức giá ấy gia đình tôi không kham nổi”- anh Quang thở dài cho biết. 

Cố gắng tận dụng 2 ngày nghỉ lễ để chăm sóc người nhà, đến mùng 6 Tết phải đi làm anh Quang mới thuê người. Mức giá mùng 6 Tết là 400.000 đ/ngày, từ mùng 7 giảm xuống 300.000đ. Sau khi đồng ý, một phụ nữ trạc 50 tuổi liên hệ với anh và đến nhận việc. Người môi giới nói đây là mức giá thấp nhất vì người ốm không phải bệnh nặng, nếu bệnh nặng thì tiền chăm sóc phải là 500.000đ/ngày.

Theo anh Quang thì đây không phải lần đầu anh thuê dịch vụ trông người nhà nằm cấp cứu ở Bệnh viện 354. Một môi giới có chừng 7 đến 10 lao động, sẵn sàng phục vụ người bệnh đủ các dạng. Giá trông người ốm luôn đắt đỏ, tuy thuê người trông nhưng nhà anh lúc nào cũng có thêm một người để trông cùng. Có những người làm chuyên nghiệp, thành thạo gần như một điều dưỡng, nhưng cũng có người mới vào làm, lóng ngóng và phục vụ không xứng với đồng tiền chủ nhà bỏ ra. 

“Lần trước gia đình tôi thuê người trông ông cụ nằm cấp cứu ở đây với giá 300.000đ/ngày, nhưng người này mới đi làm, hầu như chẳng biết chăm sóc gì. Đêm mình thức là chủ yếu trông ông cụ, người được thuê lại lăn ra ngủ. Nếu nhà mình mà không cắt cử một người trông đêm cùng thì ông cụ xảy ra chuyện gì người kia ngủ say cũng chẳng biết”- anh Quang não nề.

Chuyện nghề của "ôsin" bệnh viện

Một triệu đồng bỏ ra thuê dịch vụ trông người ốm ngày Tết quả là không phải gia đình nào cũng kham nổi. Thế nhưng, có những nhà vẫn phải chấp nhận, miễn là số tiền bỏ ra thực chất, hiệu quả. 

Làm nghề trông người ốm 10 năm nay ở Hà Nội, chị Nguyễn Thị Tình, quê ở Phú Thọ vẫn chưa có “chỗ đứng riêng”. Trông nom người ốm chủ yếu ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, nhưng chị vẫn phải thông qua môi giới để có việc làm. “Mùng 2 Tết có điện thoại gọi là tôi xuống đây ngay, lương mỗi ngày 1 triệu nên đi làm sớm thì có gì đâu mà ngại”- chị Tình đon đả cho biết. 

Không có con nên cái Tết với chị không quá ràng buộc, nếu năm nào có người thuê thì chị sẽ làm thông Tết luôn. Giá trông người ốm ngày Tết gấp vài lần ngày thường nên chị không ngần ngại giao việc nhà lại cho chồng. 

“Sáng nay đang ở bên Việt Xô có điện thoại bảo qua bên này làm, tôi đi ngay. Mấy ngày Tết phòng cấp cứu cũng ít bệnh nhân, ở đây lại rộng rãi nên có chỗ ngồi thoải mái”- chị Tình cho biết. Theo chị Tình thì nếu thông qua môi giới, chị không được hưởng hết giá trông 1 triệu/ngày mà phải cắt lại, có khi là 10 đến 30% tùy thuộc vào mỗi chủ môi giới.

10 năm trông người ốm ở hầu hết các bệnh viện lớn như Lão khoa, 108, Tim Hà Nội, 354… chị Tình khá dày dạn kinh nghiệm. Chị nắm rất rõ các chỉ số đo trên máy và theo dõi người bệnh qua máy. Khi máy báo hiệu có vấn đề, chị sẽ đi gọi bác sĩ đầu tiên, sau đó đến người nhà. Chăm sóc cho người bệnh tai biến, chị có cách nâng lên, đặt xuống riêng. Ngay cả khi cho ăn bằng ống xông, chị cũng làm thuần thục, khéo léo mà ngay cả người nhà bệnh nhân cũng không thể làm được. 

“Một là bệnh nặng hẳn, hoặc nhẹ hẳn thì chăm sóc dễ, còn người bệnh cứ “dở dở, ương ương” lại khó chăm sóc. Mình làm lâu năm có kinh nghiệm nên chủ nhà khá hài lòng. Nhiều người mới vào nghề, làm việc lại không tận tâm, chủ nhà đổi người khác ngay” – chị Tình kể. 

Theo chị Tình thì làm nghề này đôi khi gặp người bệnh khó tính, nhất là các cụ già bị lẫn, nhiều khi cũng bị con cái họ hiểu lầm, nói nặng nhẹ. Ngoài kiên nhẫn, tận tâm, cần nhất là phải trung thực thì mới làm nghề này được lâu bền.

Vào nghề được 5 năm, chị Lý Thị Đào quê ở Hưng Yên cho biết, để vào được một số bệnh viện trông người ốm không phải dễ dàng. Chị có người nhà làm môi giới nghề này ở Hà Nội nên khi nào có việc gọi là chị tức tốc bắt xe từ quê lên ngay. 

“Trưa qua, tôi đang làm cơm hóa vàng thì có điện thoại, thế là đi ngay”- chị Đào cho biết. Chị Đào từng trông người ốm 1 năm ở Bệnh viện 354, sau sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô làm hơn một năm nay. “Lần này chủ gọi sang 354 trông bệnh nhân ở phòng cấp cứu, người bệnh bị viêm phổi, trông cũng đơn giản hơn người bị liệt nằm một chỗ. Tết năm ngoái tôi trông người bệnh cũng đã giá 1 triệu/ngày rồi chứ không phải năm nay”- chị Đào khoe. 

Theo chị Đào thì giá tiền công trung bình thỏa thuận với chủ là 300.000/ngày, nếu bệnh nặng thì cao hơn, ăn ở luôn trong bệnh viện. Tuy nhiên, tiền công đó chị cũng như các lao động qua môi giới khác không được nhận hết, chỉ được 200.000-250.000đ/ngày. “Ngày mới đi làm môi giới đều nhận tiền, sau đó họ cho mình bao nhiêu thì mình được bấy nhiêu”- chị Đào kể.

Trần Minh

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文