Kiểm soát chất lượng, hướng tới xuất khẩu đối với sản phẩm thịt

09:42 04/10/2018
Vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) hiện đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng (NTD), nhất là khi các sản phẩm từ thịt bán tại thị trường trong nước chưa được kiểm soát triệt để, và mới đây nhất là thông tin dịch tả lợn châu Phi “tấn công” vào thị trường châu Á. 


Bên cạnh đó, giá thịt lợn trong nước cũng liên tục biến động thời gian gần đây, khiến người chăn nuôi cảm thấy hoang mang, không biết tiếp tục “treo chuồng” hay tái đàn? Trong điều kiện như vậy, việc hoàn thiện tiêu chuẩn về thịt mát đã trở một cứu cánh. Với quy trình, tiêu chuẩn khắt khe từ giết mổ tới nhiệt độ và ATTP, thịt mát không chỉ góp phần làm thay đổi ngành chăn nuôi lợn, giải quyết vấn đề ATTP, mà còn hướng tới xuất khẩu...

Hiện trên thị trường có 3 loại thịt: Thịt nóng (giết mổ, tiêu thụ ngay), thịt mát và thịt đông lạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, thịt nóng được NTD ưa chuộng và tiêu thụ nhiều nhất, nhưng ít ai biết rằng thịt nóng thường bị nhiễm khuẩn do việc vận chuyển không đúng cách, môi trường giết mổ, kinh doanh không đảm bảo vệ sinh, đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe NTD. 

Kiểm soát chất lượng thịt để đảm bảo ATTP, hướng tới xuất khẩu.

Còn thịt đông lạnh, NTD vẫn chưa có thói quen tiêu thụ nhiều nên đã có không ít DN, siêu thị, cửa hàng đã “biến” thịt đông lạnh để trở thành thịt mát bán với giá cao hơn, trong khi tiêu chuẩn, quy trình giết mổ chế biến, bảo quản... của hai loại thịt này hoàn toàn khác nhau.

Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) xây dựng, trình ban hành Tiêu chuẩn quốc gia “Thịt mát - Yêu cầu kỹ thuật”. Tiêu chuẩn mới này sẽ giúp nâng tầm ngành công nghiệp giết mổ và chế biến thịt trong nước cũng như hướng đến thị trường xuất khẩu.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad chia sẻ: Thịt mát thực hiện theo nguyên tắc “nhanh, lạnh, sạch” được áp dụng trong cả chuỗi từ giết mổ nhanh nhất rồi đưa vào làm lạnh ngay, đến tất cả các bề mặt tiếp xúc đều phải làm vệ sinh sạch sẽ để tránh ô nhiễm vi sinh. Thực tế, sản phẩm thịt mát vẫn còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam, nhưng tại nhiều nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, thịt mát đã được NTD sử dụng phổ biến.

Tại hội thảo do Nafiqad tổ chức để lấy ý kiến đóng góp của các DN, cơ quan quản lý, góp ý tiêu chuẩn quốc gia cho “thịt mát – Yêu cầu kỹ thuật” vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến cho rằng, việc Việt Nam đưa tiêu chuẩn thịt mát ngang bằng các tiêu chuẩn của các nước phát triển là xu hướng tất yếu, bởi thịt mát đã được thế giới thừa nhận sử dụng, đảm bảo an toàn và chất lượng. 

Hơn nữa, thịt mát khi đã được chế biến đúng quy trình, đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn thì Việt Nam cũng có cơ hội xuất khẩu thịt mát sang thị trường các nước.

Theo Nafiqad, thịt mát theo các quy trình sản xuất phổ biến trên thế giới là thịt sau khi giết mổ được đưa ngay vào kho lạnh ở nhiệt độ từ 0 độ C – 4 độ C, trong thời gian từ 16 - 24 giờ, để đảm bảo quá trình chín sinh hóa, sau đó mới được đem đi pha lọc. Trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối sản phẩm cũng đều đảm bảo điều kiện nhiệt độ từ 0 độ C – 4 độ C. 

Quá trình bảo quản này sẽ đảm bảo miếng thịt khi tới tay NTD ở trạng thái sinh hóa tốt nhất và vẫn đảm bảo ATTP. “Một khi đã có tiêu chuẩn thịt mát rồi, các DN, cửa hàng, siêu thị muốn gắn nhãn thịt mát phải đáp ứng điều kiện của tiêu chuẩn thịt mát do Bộ NN&PTNT xây dựng và Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành”, ông Nguyễn Như Tiệp khẳng định.

Được biết, trong năm 2018, Nafiqad thực hiện xây dựng yêu cầu kỹ thuật đối với thịt lợn, các nhóm thịt khác sẽ thực hiện sau năm 2018. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc kinh doanh các sản phẩm thịt lợn, thịt bò... là thịt mát, đã được một số DN triển khai trước đó. Vì vậy, DN đã gặp không ít khó khăn khi lưu hành sản phẩm ra thị trường.

Đại diện một DN (trụ sở ở Bà Rịa – Vũng Tàu, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh) chia sẻ, DN hiện đang sản xuất, kinh doanh thịt bò mát, nhưng trên sản phẩm không thể công bố là “thịt mát”, nên DN gặp rất nhiều khó khăn. 

Theo trình bày của DN, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, DN nộp hồ sơ và đã được cơ quan chức năng chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện giết mổ, ATTP và DN được phép dán nhãn “thịt bò mát” lên sản phẩm. Đồng thời, DN phải tự chịu trách nhiệm trước thông tin mà DN đã công bố. 

Nhưng tại TP Hồ Chí Minh, DN đã mở siêu thị thịt bò mang thương hiệu của công ty, và nộp bộ hồ sơ giống y như hồ sơ nộp ở Bà Rịa – Vũng Tàu lên Ban ATTP TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Ban ATTP thành phố chỉ cấp giấy đủ điều kiện sơ chế chế biến thực phẩm và kinh doanh thịt. 

Trong khi đó, yêu cầu của DN là muốn được chứng nhận là “thịt mát” nhưng không được đáp ứng. Vì vậy, DN không có “giấy thông hành” để đưa sản phẩm của mình ra thị trường. 

 Giải đáp vướng mắc của DN này, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban ATTP TP Hồ Chí Minh cho rằng, theo như DN trình bày, thịt mát chưa có quy chuẩn của Việt Nam nên đó cũng là lý do các chuyên viên rất “nhát tay” không dám giải quyết. 

Tuy nhiên, bà Lan cũng cho rằng, để không làm khó DN, TP Hồ Chí Minh cũng sẽ giải quyết trường hợp của DN theo “tiền lệ” của Chi cục Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời, bà Lan cũng yêu cầu DN liên hệ với phòng cấp phép của Ban ATTP để được hướng dẫn.

Thúy Hà

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文