Kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, giải quyết dứt điểm khiếu kiện

19:08 06/12/2018

Chiều ngày làm việc thứ 3 (6-12), kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XV,  HĐND TP đã dành thời gian dù ít ỏi để chất vấn những vấn đề nóng trên địa bàn Thủ đô như quản lý dự án sử dụng đất chậm triển khai và giải quyết khiếu kiện kéo dài.


 


Quý I năm 2019 sẽ giải quyết dứt điểm các dự án chậm triển khai

Với nội dung quản lý dự án sử dụng đất chậm triển khai, trả lời chất vấn của các đại biểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Đông cho rằng, sau giám sát và giải trình của HĐND TP, sở đã phối hợp tích cực triển khai dưới chỉ đạo quyết liệt của UBND TP, hiện đã thanh tra được 280 dự án, có quyết định thu hồi đất 6 dự án với tổng diện tích 2.686.100m2, đã thu hồi ngoài thực địa 4 dự án với diện tích 24.679m2; đã có báo cáo kết quả kiểm tra kết luận thanh tra với 186 dự án; đang hoàn thiện báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra với 186 dự án và đang tổ chức thanh tra với 80 dự án. 

Theo ông Đông, thành phố tới đây sẽ tiếp tục thanh tra với 205 dự án để thực hiện kết luận cho từng dự án và sẽ báo cáo UBND thành phố và HĐND vào quý 2/2019. Với 26 đơn vị điều chỉnh quy hoạch cần xác định tài chính bổ sung, đến nay đã thực hiện 24 dự án, xác định tiền sử dụng đất bổ sung 446 tỷ đồng; còn 2 đơn vị nữa thì trong tháng 12 này Sở sẽ thực hiện, dự kiến thu được khoảng 120 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết thêm, đối với các dự án chậm triển khai, TP đang tập trung vừa xem xét, tìm mọi cách tháo gỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để triển khai tốt nhất. Ngoài ra, thành phố cũng yêu cầu các sở ngành rà soát các chủ đầu tư “chây ỳ” để kiên quyết thu hồi. “Trong quý I năm 2019, thành phố sẽ giải quyết dứt điểm các dự án chậm triển khai lấy lý do điều chỉnh”, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho hay.

Trả lời chất vấn về vấn đề giải quyết nhà tập thể, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, Sở đã có các giải pháp và tư vấn UBND TP về việc giải quyết các Nhà tập thể, chung cư, nhà thuộc sở hữu Nhà nước xuống cấp, nguy hiểm từ công tác kiểm định, xây dựng đền bù, tạm cư…  

Các đại biểu tập trung chất vấn những vấn đề nổi cộm nhất của TP.

Cụ thể, về thẩm quyền xác định các nhà nguy hiểm đặc biệt với nhà chung cư, tập thể, nhà thuộc sở hữu Nhà nước, Sở Xây dựng đã tiến hành phân loại thành 3 nhóm. Sở đã kiểm định đc 343 Nhà tập thể nằm trong nhóm 3 và tìm ra 70 nhà nguy hiểm. Sở cùng các cơ quan liên quan đã có các giải pháp di chuyển các hộ nằm trong nhóm D. 

Ông Dục thông tin thêm, với nhà C8 Giảng Võ, Sở đã phối hợp với quận Ba Đình phối hợp xử lý. Hiện nay, trên địa bàn Ba Đình có 4 Dự án là G6 Thành Công A, Khu tập thể Ngọc Khánh, Tập thể Bộ Tư Pháp, C8 Thành Công phải cải tạo. Sau khi báo cáo UBND TP đồng ý giao choViện Khoa học Công nghệ của Bộ Xây dựng thực hiện. Sở cũng tham mưu UBND bố trí đủ 120 căn tái định cư, đảm bảo cho các hộ tái định cư tại Trung Hòa- Yên Hòa cho các cư dân nhà C8.

Lo ngại khiếu kiện gia tăng

Liên quan đến vấn đề giải quyết tố cáo, khiếu nại, nhiều đại biểu đặt câu hỏi về trách nhiệm của Thanh tra TP. Theo đó, qua giám sát, HĐND TP nhận thấy có nhiều vụ việc liên quan đến khiếu nại tố cáo tồn đọng mà chưa rõ trách nhiệm thuộc về cấp nào, còn sự đưa đẩy về trách nhiệm giữa các cơ quan. 

Đối với chất vấn của đại biểu liên quan đến 21 vụ việc phức tạp tại quận Hoàng Mai, Chánh Thanh tra TP Nguyễn An Huy cho biết: Thanh tra TP xác định chỉ có 9 vụ việc đã xong. Tháng 10, Thanh tra TP đã có tổ công tác  làm việc với quận Hoàng Mai và thống nhất có 9/21 vụ đã giải quyết.

Trả lời chất vấn, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Quang Hiếu cho biết hầu hết các vụ việc này đều là khiếu kiện liên quan đến một số dự án tồn tại từ nhiều năm về trước. Nguyên nhân do chính sách về GPMB có nhiều thay đổi, dẫn đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người dân nhận đền bù trước và sau trên cùng một dự án có sự khác biệt. 

Trước tình trạng này UBND quận Hoàng Mai đã báo cáo TP để có phương án giải quyết. “Ví dụ như dự án đường Vành đai 2,5 Đầm Hồng - QL1, hiện chỉ còn 6 hộ dân vẫn kiên quyết không chấp nhận phương án GPMB vì cho rằng dự án sai quy hoạch. Hay như dự án đường Tam Trinh, về phía Yên Sở có mặt cắt 55m, nhưng nhiều người dân vẫn cho rằng mặt cắt chỉ có 40m, không chấp nhận di dời, GPMB. Quận vẫn nỗ lực đối thoại với người dân đến cùng, không có kết quả mới thực hiện cưỡng chế”,  Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai nói. 

Theo ông Hiếu, Hoàng Mai hiện có 86 dự án đang triển khai, thời gian tới các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai sẽ còn tiếp tục gia tăng chứ không giảm, vì phải giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án.

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam chất vấn những vụ việc khiếu kiện kéo dài nhiều năm.

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam (huyện Thạch Thất) ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của TP trong việc xử lý khiếu nại tố cao. Tuy nhiên còn rất nhiều vụ việc đã có kết luận và có hiệu lực nhưng vẫn tồn đọng kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết. Ông Nam nêu một số vụ việc kéo dài tới 10 năm ở quận Hai Bà Trưng, trong đó có trường hợp của gia đình nhà thương binh. 

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam mong cho rằng cần có sự đeo bám của quận huyện, đồng thời có sự phối hợp của các sở ngành, có sự đôn đốc UBND TP để tháo gỡ vướng mắc. Đồng thời, đề nghị Phó Chủ tịch UBND TP thành lập các tổ công tác có các sở ngành, xác định trách nhiệm của từng đơn vị, tạo chuyển biến trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.

Thừa nhận Hà Nội còn nhiều vụ việc phức tạp kéo dài nhiều năm, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng cho rằng việc giải quyết khiếu nại tố cáo cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chứ “không thể chung chung, chờ TP giải quyết rồi đùn đẩy nhau”.

 


N.Yến

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Mang cái tên đặc biệt, Võ Thị Nở (SN 1979, không nơi cư trú nhất định) từng có 5 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng ngựa quen đường cũ, Nở vẫn tiếp tục thực hiện nhiều vụ móc túi, lấy trộm ĐTDĐ đắt tiền tại khu vực rạp chiếu phim và bệnh viện xung quanh khu vực quận 1, quận 3, TP Hồ Chí Minh…

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel và Lebanon đã chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và Hezbollah, mở đường cho việc kết thúc gần 14 tháng giao tranh xuyên biên giới đã giết chết hàng nghìn người.

Những tuyên bố gần đây của NATO về khả năng thực hiện các cuộc tấn công “phòng ngừa” nhằm vào Nga đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên, đẩy thế giới đến gần hơn với nguy cơ xung đột trực tiếp.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文