Kỹ năng an toàn số của nhà báo còn nhiều hạn chế
- Khởi tố đối tượng cầm dao đe dọa tính mạng nhà báo
- Chiến dịch chống quấy rối tình dục của những nữ nhà báo thể thao Brazil
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, chỉ trong hai tháng đầu năm 2018, đã có 1.500 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, còn năm 2017 là gần 13.000 cuộc tấn công. Vì vậy vấn đề an toàn tác nghiệp trong môi trường số trở nên ngày càng quan trọng. Trong thời đại báo chí đa phương tiện, đặc biệt với báo điện tử thì dữ liệu, thông tin số và tư liệu vừa là sản phẩm, tài sản chủ yếu của báo chí.
Nhà báo cần chủ động học hỏi, nắm vững các kỹ thuật công nghệ hiện đại. |
Trong khi đó theo các chuyên gia, kỹ năng an toàn số của nhà báo còn nhiều hạn chế. Đưa ra 12 vấn đề an toàn số với nhà báo của UNESCO, Tiến sỹ Vũ Tuấn Anh, Học viện Ngoại giao, cho rằng nhà báo phải đối mặt với việc có thể bị giám sát; bị khai thác phần cứng và phần mềm; tấn công lừa đảo; tấn công bằng tên miền giả mạo. Nhà báo cũng có thể bị xâm phạm tài khoản của người sử dụng; hăm dọa, quấy rối online; bôi nhọ và xóa thông tin; chiếm đoạt các sản phẩm báo chí; vi phạm sở hữu trí tuệ, bản quyền ngày càng tăng…
Vấn đề đặt ra là trước những nguy cơ ảnh hưởng khi hoạt động trong môi trường số, các nhà báo cần phải trang bị những kỹ năng của mình. Theo Tiến sỹ Vũ Tuấn Anh, nhà báo cần phải bảo vệ thiết bị khỏi phần mềm độc hại, bảo vệ thông tin khỏi các mối đe dọa, tạo và duy trì mật khẩu an toàn, bảo vệ tập tin nhạy cảm trên máy. Các nhà báo cần biết cách khôi phục thông tin bị mất, bảo vệ bản thân và dữ liệu khi sử dụng các trang mạng xã hội, sử dụng điện thoại di động an toàn…