Làng làm đèn ông sao thủ công ở miền Bắc đón chờ Tết Trung thu

14:59 06/08/2019
Đã từ lâu làng Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định) nổi tiếng với nghề làm đèn ông sao. Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Trung thu nhưng ngôi làng nhỏ này đã nhộn nhịp hẳn lên.

Làng nghề Báo Đáp có 7 thôn với khoảng 1.000 hộ thì có tới 300 gia đình làm đèn ông sao truyền thống. Trong làng  các cụ già cho đến những em nhỏ mới 7 – 8 tuổi cũng có thể tự hoàn chỉnh một chiếc đèn ông sao. Theo các cụ cao niên trong làng, nghề làm đèn ông sao tại làng Báo Đáp đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Làng Báo Đáp có truyền thống làm đèn ông sao từ rất lâu.

Thời gian trước đèn ông sao không được ưa chuộng, hơn nữa phải cạnh tranh với một số mặt hàng đồ chơi hiện đại, ngoại lai khác nên người dân làng nghề không dám làm ồ ạt mà phải vừa làm vừa theo dõi nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, khi người dân quay lại với các loại đồ chơi truyền thống thì đèn ông sao lại một lần nữa "lên ngôi".

Làng có 7 thôn với khoảng 1.000 hộ thì có tới 300 gia đình làm đèn ông sao truyền thống.

Những chiếc đèn ông sao của làng Báo Đáp được chế tạo theo phương pháp thủ công. Để làm được một chiếc đèn ông sao người làng phải chuẩn bị từ rất lâu. Muốn có một khung đèn chắc chắn lại nhẹ nhàng, ngay từ sau Tết nhiều người dân trong làng đã mua tre nứa về ngâm, những thân đay (làm cán) phải được phơi qua "nhiều nắng" mới đạt đủ tiêu chuẩn...

Ngoài ra người làng Báo Đáp không có thói quen sử dụng keo dán công nghiệp để dán vỏ đèn, mà chỉ tin dùng theo phương pháp truyền thống. Theo các cụ trong làng, bột gạo được được nấu theo những công thức riêng sau khi quét lên thân tre sẽ giúp chiếc đèn bền hơn và rất an toàn cho trẻ nhỏ...

Gần như mọi người dân trong làng đều biết cách làm hoàn chỉnh một chiếc đèn ông sao. Từ các cụ già..
...cho đến những em nhỏ.

Trong số những người làm đèn ông sao tại làng Báo Đáp thì anh Nguyễn Văn Tùng (SN 1991) thuộc thế hệ sau nhưng anh cũng là người tích cực nhất trong việc quảng bá sản phẩm truyền thống của quê hương. Anh Tùng lập trang web và fanpage trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, giúp những chiếc đèn ông sao truyền thống của làng được biết đến nhiều hơn ở khắp các tỉnh thành.

Người dân làng Báo Đáp làm đèn ông sao theo phương pháp thủ công. Để có một chiếc đèn hoàn chỉnh phải qua rất nhiều khâu và đòi hỏi sự tỷ mỷ cẩn thận từng chút một.
Để chuẩn bị cho mỗi "mùa Trung thu" ngay từ đầu tháng Giêng âm lịch mọi năm người làng đã phải tìm mua các loại vật liệu.... Tre, nứa để làm khung đèn phải được ngâm nước vài tháng mới đảm bảo đủ độ dẻo và nhẹ...
Riêng đay làm cán đèn sau khi nhuộm màu được phơi rất kỹ khiến chúng vừa chắc vừa nhẹ.
Đặc biệt người dân làng thường sử dụng bột gạo để dán đèn. Theo các cụ trong làng, bột gạo được được nấu theo những công thức riêng sau khi quét lên thân tre sẽ giúp chiếc đèn bền hơn và rất an toàn cho trẻ nhỏ.
Các hộ làm nghề thường huy động cả nhà tham gia. Những em nhỏ trong dịp nghỉ hè cũng trở thành những thợ làm đèn thực thụ...
Mỗi chiếc đèn được làm rất cẩn thận vừa để đảm bảo tính thẩm mỹ vừa phải đẹp và an toàn khi đến tay các "thượng đế nhỏ tuổi".
Đèn cũng được trang trí nhiều hình ảnh với chủ đề vui tươi quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam như đêm Trung thu, chị Hằng, trăng sáng...
Sản phẩm đèn ông sao của làng Báo Đáp đã được biết đến trên thị trường từ nhiều năm qua.
Một thời gian các đồ chơi hiện đại tràn ngập thị trường, nghề truyền thống của làng đứng trước nguy cơ mai một.
Song khi thói quen sử dụng những đồ chơi truyền thống trở lại giúp chiếc đèn ông sao làng Báo Đáp lại một lần nữa "lên ngôi".
Dẫu vậy thu nhập thấp công với công việc đòi hỏi nhiều thời gian đang khiến một số hộ trong làng đặc biệt là những thanh niên trẻ không còn "mặn mà" với nghề truyền thống này nữa.
Một số người dân làng Báo Đáp rất mong muốn nghề làm đèn ông sao truyền thống không bị mai một theo thời gian mà tiếp tục gắn liền với Tết trung thu của dân tộc.
Nguyễn Bình - Trần Ngọc

Với sự quyết tâm cao của hai Bộ, cùng sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần trách nhiệm từ các cấp, Dự án “Xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân” sẽ được triển khai thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội). Theo đánh giá lúc nhập viện, cả 4 nạn nhân tiên lượng nặng, nhiều nguy cơ diễn biến khó lường và có thể tử vong cao.

Ngày 20/12,  ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã thông tin về vụ việc thu hồi 238 sổ đỏ xuất phát từ một vụ án hình sự làm giả con dấu, tài liệu của của Nhà nước. Qua đó, Đà Nẵng đã có phương án xử lý có lợi nhất cho người dân.

Chỉ 5 giờ đồng hồ sau khi nhận được trình báo vụ cướp tài sản xảy ra tại khu vực nghĩa trang trên địa bàn, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã lập chiến công xuất sắc, nhanh chóng xác định và bắt giữ được thủ phạm gây án.

Năm 2016, ông Ngô Văn Long ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 2 thửa đất liền kề có tổng diện tích hơn 161m2, gồm một phần diện tích đất nông nghiệp và đất ở tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh từ chủ sử dụng đất là ông Ngô Nam Thắng và thực hiện đầy đủ thủ tục để cập nhật, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhưng từ năm 2018 đến nay, ông Long đã nhiều lần kêu cứu khắp nơi để được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước sự tắc trách của chính quyền địa phương…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文