Làng nghề sản xuất hoa giấy “độc nhất vô nhị” ở Cố đô Huế

15:05 14/01/2018
Những ngày cuối năm Đinh Dậu, làng nghề sản xuất hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế) hối hả vào vụ Tết để kịp cung ứng ra thị trường những sản phẩm hoa giấy độc đáo, đẹp mắt.

Làng Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế) nằm nép mình bên những rặng tre già ở vùng hạ lưu sông Hương. Những ngày cuối năm, dù thời tiết ở Cố đô Huế có mưa và rét đậm nhưng những đoàn khách du lịch nước ngoài vẫn đổ về ngôi làng này để xem các “nghệ nhân” trình diễn nghề làm hoa giấy.

Vợ chồng ông Thân Đình Diện là một trong số ít hộ dân ở làng nghề Thanh Tiên, Phú Mậu còn theo đuổi nghề làm hoa sen giấy.

Ông Trần Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu cho hay, do nằm ở địa bàn thấp trũng nên Phú Mậu thường xuyên gánh chịu những đợt lũ lụt hàng năm khi nước sông Hương dâng cao. Vì thế, thay vì trồng hoa tươi, người dân làng Thanh Tiên đã nghĩ ra cách làm hoa giấy để giải quyết công việc mưu sinh vào mùa mưa. 

Để có một đóa sen giấy hoàn thiện, người thợ phải trải qua các công đoạn nhuộm màu, tạo nếp gấp, làm cánh và ráp hoàn thiện sản phẩm. 

“Mặt khác, tín ngưỡng dân gian rất coi trọng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên và các vị thần linh. Trong đó, hoa giấy thường được trang trí ở những nơi tôn kính, linh thiêng nhất trong nhà. Đến nay, nghề làm hoa giấy của người dân làng Thanh Tiên đã trải qua 300 năm tồn tại và hiện trở thành làng nghề truyền thống nổi tiếng khắp cả nước”, ông Cơ khẳng định.

 Bà Phan Thị Thanh đang tạo nếp gấp cho cánh hoa sen giấy.

Đến nay làng nghề Thanh Tiên còn hơn 20 hộ dân theo nghề làm hoa giấy để phục vụ thị trường vào dịp Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Sản phẩm chính của làng nghề gồm hoa giấy cúng, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền và hoa sen giấy. 

Qua bàn tay khéo léo của các “nghệ nhân”, hoa giấy Thanh Tiên không những đẹp về hình thức, đa dạng mẫu mã, phong phú về màu sắc mà còn giữ được sự tinh tế, tự nhiên của các loại hoa nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Trong khi vợ làm cánh hoa thì ông Diện đảm nhận việc tạo cành hoa sen. Để hoa sen có thể uốn nắn dễ dàng, người thợ phải dùng mây làm cành hoa.

Đặc biệt, hoa giấy Thanh Tiên đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội Festival nghề truyền thống Huế, Festival Huế...

Công đoạn bắn keo, ráp cánh hoa được thực hiện công phu để tạo nên những đóa hoa sen trông như hoa thật.

Năm 2008, họa sĩ Thân Văn Huy ở làng Thanh Tiên đã sáng tạo ra cách làm hoa sen giấy. Từ đó đến nay, sản phẩm hoa sen giấy Thanh Tiên trở thành sản phẩm đặc trưng không chỉ của làng mà còn lan tỏa ra nhiều tỉnh thành trong nước và nước ngoài.

Việc làm hoa sen giấy không chỉ nhờ vào sự tài hoa, khéo léo, tỉ mẫn trong cách làm mà còn dựa vào đôi mắt tinh tế của các "nghệ nhân".

Ngoài hoa sen giấy, nhiều hộ dân ở làng Thanh Tiên còn giữ gìn và phát huy nghề làm hoa giấy cúng phục vụ vào dịp Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc.

Việc làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên nhộn nhịp bắt đầu từ tháng Chạp, khi nhà nhà chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên các công đoạn như chọn mây, chọn giấy, tạo màu, chặt tre, chẻ tre, phơi tre, vót nan, nhuộm tre, nhuộm giấy... đều được thực hiện từ nhiều tháng trước đó.

Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên đa dạng chủng loại, màu sắc,  được bán với giá từ 10 đến 12 ngàn đồng/1 cặp hoa.

Ngoài bỏ chợ, hoa giấy Thanh Tiên thường được khách hàng đặt sĩ và đến tận nhà các hộ dân làm hoa để nhận hàng trực tiếp.

Với cây hoa giấy rực rỡ này, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (56 tuổi) cùng với nhiều thành viên trong gia đình đã bỏ công sức làm việc gần cả tháng trời.

Sau khi hoàn thiện, hoa giấy được treo lên nóc nhà để chờ khách hàng đến nhận.

Hoa giấy Thanh Tiên được đóng gói cẩn thận trong bao bì để xuất đi các tỉnh thành ở khu vực miền Trung.

Ngoài làm nghề hoa giấy, thời gian rảnh rỗi, những người thợ ở làng nghề Thanh Tiên còn đón tiếp nhiều đoàn du khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu nghề làm hoa độc đáo này.


Anh Khoa

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文