Làng nghề sản xuất hoa giấy “độc nhất vô nhị” ở Cố đô Huế

15:05 14/01/2018
Những ngày cuối năm Đinh Dậu, làng nghề sản xuất hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế) hối hả vào vụ Tết để kịp cung ứng ra thị trường những sản phẩm hoa giấy độc đáo, đẹp mắt.

Làng Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế) nằm nép mình bên những rặng tre già ở vùng hạ lưu sông Hương. Những ngày cuối năm, dù thời tiết ở Cố đô Huế có mưa và rét đậm nhưng những đoàn khách du lịch nước ngoài vẫn đổ về ngôi làng này để xem các “nghệ nhân” trình diễn nghề làm hoa giấy.

Vợ chồng ông Thân Đình Diện là một trong số ít hộ dân ở làng nghề Thanh Tiên, Phú Mậu còn theo đuổi nghề làm hoa sen giấy.

Ông Trần Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu cho hay, do nằm ở địa bàn thấp trũng nên Phú Mậu thường xuyên gánh chịu những đợt lũ lụt hàng năm khi nước sông Hương dâng cao. Vì thế, thay vì trồng hoa tươi, người dân làng Thanh Tiên đã nghĩ ra cách làm hoa giấy để giải quyết công việc mưu sinh vào mùa mưa. 

Để có một đóa sen giấy hoàn thiện, người thợ phải trải qua các công đoạn nhuộm màu, tạo nếp gấp, làm cánh và ráp hoàn thiện sản phẩm. 

“Mặt khác, tín ngưỡng dân gian rất coi trọng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên và các vị thần linh. Trong đó, hoa giấy thường được trang trí ở những nơi tôn kính, linh thiêng nhất trong nhà. Đến nay, nghề làm hoa giấy của người dân làng Thanh Tiên đã trải qua 300 năm tồn tại và hiện trở thành làng nghề truyền thống nổi tiếng khắp cả nước”, ông Cơ khẳng định.

 Bà Phan Thị Thanh đang tạo nếp gấp cho cánh hoa sen giấy.

Đến nay làng nghề Thanh Tiên còn hơn 20 hộ dân theo nghề làm hoa giấy để phục vụ thị trường vào dịp Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Sản phẩm chính của làng nghề gồm hoa giấy cúng, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền và hoa sen giấy. 

Qua bàn tay khéo léo của các “nghệ nhân”, hoa giấy Thanh Tiên không những đẹp về hình thức, đa dạng mẫu mã, phong phú về màu sắc mà còn giữ được sự tinh tế, tự nhiên của các loại hoa nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Trong khi vợ làm cánh hoa thì ông Diện đảm nhận việc tạo cành hoa sen. Để hoa sen có thể uốn nắn dễ dàng, người thợ phải dùng mây làm cành hoa.

Đặc biệt, hoa giấy Thanh Tiên đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội Festival nghề truyền thống Huế, Festival Huế...

Công đoạn bắn keo, ráp cánh hoa được thực hiện công phu để tạo nên những đóa hoa sen trông như hoa thật.

Năm 2008, họa sĩ Thân Văn Huy ở làng Thanh Tiên đã sáng tạo ra cách làm hoa sen giấy. Từ đó đến nay, sản phẩm hoa sen giấy Thanh Tiên trở thành sản phẩm đặc trưng không chỉ của làng mà còn lan tỏa ra nhiều tỉnh thành trong nước và nước ngoài.

Việc làm hoa sen giấy không chỉ nhờ vào sự tài hoa, khéo léo, tỉ mẫn trong cách làm mà còn dựa vào đôi mắt tinh tế của các "nghệ nhân".

Ngoài hoa sen giấy, nhiều hộ dân ở làng Thanh Tiên còn giữ gìn và phát huy nghề làm hoa giấy cúng phục vụ vào dịp Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc.

Việc làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên nhộn nhịp bắt đầu từ tháng Chạp, khi nhà nhà chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên các công đoạn như chọn mây, chọn giấy, tạo màu, chặt tre, chẻ tre, phơi tre, vót nan, nhuộm tre, nhuộm giấy... đều được thực hiện từ nhiều tháng trước đó.

Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên đa dạng chủng loại, màu sắc,  được bán với giá từ 10 đến 12 ngàn đồng/1 cặp hoa.

Ngoài bỏ chợ, hoa giấy Thanh Tiên thường được khách hàng đặt sĩ và đến tận nhà các hộ dân làm hoa để nhận hàng trực tiếp.

Với cây hoa giấy rực rỡ này, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (56 tuổi) cùng với nhiều thành viên trong gia đình đã bỏ công sức làm việc gần cả tháng trời.

Sau khi hoàn thiện, hoa giấy được treo lên nóc nhà để chờ khách hàng đến nhận.

Hoa giấy Thanh Tiên được đóng gói cẩn thận trong bao bì để xuất đi các tỉnh thành ở khu vực miền Trung.

Ngoài làm nghề hoa giấy, thời gian rảnh rỗi, những người thợ ở làng nghề Thanh Tiên còn đón tiếp nhiều đoàn du khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu nghề làm hoa độc đáo này.


Anh Khoa

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文