Lao động ra nước ngoài bất hợp pháp: Không nên đánh bạc với số phận

09:15 30/10/2019
Câu chuyện 39 người thiệt mạng trong trong thùng xe container ở Anh, nghi vấn có người Việt trong số đó, khiến nhiều người bàng hoàng.

Lâu nay, đa số những người đi theo hình thức bất hợp pháp là những người dân ở vùng quê, họ đã bỏ ra không ít tiền để theo các “đường dây chui” đưa sang lao động ở nước ngoài. Tuy nhiên, làm việc chui lủi ở nước ngoài có thật sự là thiên đường hay những đồng tiền kiếm được nơi đất khách đều là xương máu?

Ngoài 110 nghìn lao động xuất cảnh hợp pháp hàng năm theo hiệp định và thỏa thuận hợp tác nhân lực của Việt Nam với các quốc gia, còn có số lượng rất lớn lao động di cư làm việc ở nước ngoài theo nhiều con đường khác nhau và phần lớn trong số đó là bất hợp pháp.

Cái giá đắt phải trả

Cách đây chưa lâu, một vụ việc gây xôn xao dư luận liên quan đến tình trạng xuất khẩu lao động “chui” là  vụ hai người lao động quê Hà Tĩnh làm việc chui tại Angola bị bọn cướp sát hại dã man. 

Sự việc xảy ra ngày 20-5, hai nạn nhân là anh N.T.Đ (47 tuổi) và chị T.T.T.H (40 tuổi, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh) đã bị sát hại để cướp tài sản trong lúc ở nhà trọ tại Angola. 

Chỉ sau đó ít lâu, cũng tại Angola, ngày 26- 6, một lao động Việt Nam khác là chị N.T.L (SN 1978, quê ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cũng đã thiệt mạng do một nhóm cướp dùng súng bắn chết để cướp tài sản. 

Đây là hai trong rất nhiều vụ việc đã xảy ra với lao động Việt Nam ở Angola khi đi làm việc ở nước ngoài không qua các kênh chính thống, và là lời cảnh tỉnh cho những ai ôm mộng đổi đời, đi lao động ở nước ngoài theo các hình thức bất hợp pháp.

Một trong những thị trường được nhiều người lựa chọn để “tự đi” sang làm việc bất hợp pháp hiện nay là Đài Loan (Trung Quốc). Theo con số của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) mỗi năm thị trường Đài Loan tiếp nhận gần 60 nghìn lao động. 

Tuy vậy theo nhận định, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc qua các hình thức “tự đi” ở thị trường này cũng ngày càng gia tăng. Ước tính có khoảng 30% lao động bất hợp pháp đang làm việc tại Đài Loan. 

Theo phản ánh của nhiều lao động làm việc tại Đài Loan, một số công ty môi giới tại Việt Nam khi đưa lao động ra nước ngoài làm việc đã thông tin không đầy đủ, chính xác như cam kết ban đầu. 

Nhiều lao động làm việc sau một thời gian ngắn đã phải bỏ ra ngoài. Chính vì thế tình trạng lao động Việt Nam bỏ ra ngoài làm việc diễn ra rất phổ biến ở vùng lãnh thổ này. Mặc dù, có thể kiếm được thu nhập cao hơn, nhưng những lao động này sẽ đối mặt nhiều rủi ro. Họ không được pháp luật bảo vệ, không được chế độ bảo hiểm y tế. 

Liên quan đến lao động bất hợp pháp ở Đài Loan, không ít vụ việc đau lòng cũng đã xảy ra, thậm chí nhiều trường hợp cũng đã phải trả giá bằng tính mạng. Thậm chí có những vụ việc nạn nhân mất mạng lên đến hàng chục người.

Cần xây dựng chính sách để di cư lao động là sự lựa chọn an toàn cho người dân.

Phải nâng cao vai trò của chính quyền cơ sở và cơ quan lãnh sự

Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tình trạng công dân Việt Nam tự do ra nước ngoài làm việc chủ yếu do các nguyên nhân: Thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật, bị dụ dỗ lôi kéo với những lời mời hấp dẫn công việc tốt và thu nhập cao; được người thân tại nước ngoài giới thiệu nhưng không thực hiện các thủ tục đăng ký đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; lợi dụng chính sách miễn thị thực cho công dân Việt Nam tại một số quốc gia, sử dụng visa du lịch để ra nước ngoài sau đó ở lại làm việc trái phép; một số tổ chức, cá nhân dụ dỗ người lao động đưa ra nước ngoài làm việc trái phép; quản lý xuất nhập cảnh chưa chặt chẽ tại một số địa phương có cửa khẩu quốc tế, địa hình hiểm trở khó kiểm soát,… 

Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, lao động ra nước ngoài theo các kênh không chính thống rồi ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro, trước hết là nguy cơ không tìm được việc làm, trở thành người cư trú bất hợp pháp, bị bắt giam, phạt tiền và bị trục xuất nếu bị phát hiện. Bất đồng về văn hóa, ngoại ngữ rất dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người, bị cưỡng bức lao động nhưng lại không được luật pháp nước sở tại thừa nhận và bảo vệ. 

“Để hạn chế tình trạng này, Cục đã có không ít công văn gửi các địa phương để cảnh báo về tình trạng lao động ra nước ngoài bằng visa du lịch rồi ở lại làm việc bất hợp pháp; đồng thời, đề nghị các Sở kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động đi làm việc ở nước ngoài của công dân tại địa phương, trên cơ sở đó phát hiện các tổ chức, cá nhân không có chức năng tiến hành môi giới, tuyển chọn, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép để chuyển cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật”, ông Liêm cho biết.

Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động thì vẫn còn tình trạng lao động ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp là do “cò” lao động về các làng quê sử dụng nhiều mánh khóe lừa đảo người dân đi xuất khẩu lao động. Không ít hộ gia đình đã cầm cố nhà cửa vay mượn để nộp tiền cho con đi theo các đường dây xuất khẩu lao động trái phép. 

Điều đáng nói mặc dù biết khi bị bắt, pháp luật sẽ xử lý nghiêm, song vì lợi nhuận lớn nên các “cò” lao động vẫn nhắm mắt làm liều, còn người dân nhiều nơi vẫn rất nhẹ dạ, cả tin. Theo ông Quỳnh, tình trạng lao động chui tại nước ngoài đặt ra những hệ lụy khôn lường về an ninh, trật tự, thậm chí có nguy hiểm đến cả tính mạng, bị bắt cóc tống tiền... 

“Các công cụ truyền thông, các phương pháp hiện dùng và cả nội dung tuyên truyền về các nguy cơ của tình trạng xuất khẩu lao động “chui” vẫn chưa đến được nơi cần thiết, đặc biệt là vùng khó khăn, biên giới, đối tượng trình độ thấp,… Phải đổi mới phương thức truyền thông, tuyên truyền và nâng cao vai trò của chính quyền cơ sở. Vai trò của cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài cũng phải được nâng cao thông qua việc bảo vệ quyền công dân ngay cả khi họ là lao động hợp pháp. Nên có thoả thuận cấp quốc gia về việc lao động bất hợp pháp sẽ xử lý như thế nào”, ông Quỳnh bày tỏ.

Lao động Việt Nam bị vi phạm quyền khi làm việc ở nước ngoài

Ngày 29-10, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã phát đi thông điệp kêu gọi tăng cường nỗ lực đảm bảo di cư lao động an toàn, có trật tự, hợp thức và dễ dàng. Theo nghiên cứu của ILO, Việt Nam gần đây ghi nhận số lượng người dân ra nước ngoài làm việc gia tăng. Riêng trong năm 2019 đã có hơn 142.000 người lao động xuất cảnh (trong đó có khoảng 50.000 người là nữ) đi làm việc theo hợp đồng. Theo ước tính của Chính phủ, người lao động di cư gửi về nhà 2,5- 3 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra, các báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng đối với luồng di cư không hợp thức sang các nước trong khu vực và châu Âu. Di cư lao động không hợp thức đề cập tới hiện tượng người dân di chuyển ngoài khuôn khổ pháp luật, quy định hoặc các hiệp định quốc tế liên quan tới việc nhập cảnh và xuất cảnh từ quốc gia xuất phát, quốc gia trung chuyển hoặc quốc gia điểm đến.

Hiện, Việt Nam đang xem xét sửa đổi pháp luật liên quan đến việc quản trị lao động di cư ra nước ngoài. Theo ILO, đây chính là cơ hội quan trọng để cải thiện khung pháp lý về di cư lao động và giúp các kênh di cư hợp thức trở nên hấp dẫn hơn đối với người dân. Đồng thời, ILO kêu gọi các chính phủ tăng cường nỗ lực để hỗ trợ người lao động di cư thông qua các biện pháp: Thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia phái cử, trung chuyển, tiếp nhận để tăng cường và bảo đảm những lựa chọn di cư hợp thức, đặc biệt là đối với lao động nữ, nhằm bảo đảm nhu cầu về việc làm thỏa đáng.

P.H.

Phan Hoạt

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文