Lão nông tái chế rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

10:22 03/06/2017
Nhận thấy nguồn rác thải nông nghiệp hằng ngày thải ra môi trường với số lượng lớn, gây ô nhiễm nếu không được xử lý kịp thời, lão nông Đỗ Xuân (75 tuổi, ở thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) đã tìm hiểu, nghiên cứu và “biến” rác thải thành phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất, tăng năng suất cây trồng...

Vùng gò đồi Phong Mỹ có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm nên người dân ở đây đã trồng được hơn 1.400ha cao su. Tuy nhiên, việc bón phân hóa học đã khiến đất đai ngày mỗi cằn cỗi, làm sản lượng mủ của cây “vàng trắng” ngày một giảm đi. 

Ông Đỗ Xuân bên bể ủ phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu rác thải nông nghiệp.

Gia đình ông Xuân trồng được 20ha cây cao su, hằng năm phải chi một khoản tiền lớn để mua phân bón hóa học. Trong lúc đang tìm cách tiết kiệm chi phí phân bón, ông phát hiện có một lượng lớn rác thải nông nghiệp được người dân địa phương thải ra mỗi ngày. Thế là ông nghĩ đến ý tưởng chế tạo phân hữu cơ vi sinh từ rác để bón cho cây cao su thay phân hóa học. 

“Ý tưởng thì có, nhưng chưa biết làm bằng cách nào thì tình cờ vào cuối năm 2011, tôi được dự buổi tập huấn về cách phục hồi đất sản xuất bị suy thoái, qua đó biết được men vi sinh và các chế phẩm sinh học. Tôi đến Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu về các loại chế phẩm sinh học có thể dùng sản xuất phân hữu cơ vi sinh...”, ông Xuân nhớ lại.

Năm 2014, khi biết ông Xuân ấp ủ thực hiện mô hình tái chế rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh, dự án nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên- Huế đã hỗ trợ gia đình ông 27 triệu đồng cùng một máy xát và trộn rác hữu cơ. 

Ông đầu tư xây dựng 3 bể ủ và 2 kho chứa phân rộng hàng trăm mét vuông. Với những kiến thức tiếp thu được từ sách báo và các chuyên gia, nhà khoa học, ông Xuân bắt tay tạo ra những mẻ phân hữu cơ vi sinh đầu tiên bằng cách ủ theo phương pháp háo khí 3 tháng rồi trộn men vi sinh vào rác để quá trình phân hủy diễn ra nhanh. 

Sau thời gian bón thử nghiệm cho cây cao su, ông Xuân vui mừng khi cây ra lá xanh tốt, mủ đặc và năng suất cao hơn. 

Đưa chúng tôi đi thăm vườn nghệ được trồng trong từng túi nhỏ được xếp thẳng tắp, ông Xuân không giấu được niềm vui, cho biết: “Lúc đầu tôi chỉ nghĩ sản xuất phân hữu cơ vi sinh để dùng bón cho cây cao su thôi. Nhưng mà không ngờ phân này cũng rất hợp với các loại cây như gừng, nghệ, hồ tiêu, cam, quýt trồng ở gò đồi. Chỉ sau một thời gian ngắn bón phân thì cây xanh tốt do phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, giữ độ ẩm và chất dinh dưỡng lâu hơn phân hóa học”.

Ngoài tận thu nguồn nguyên liệu rác thải từ nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, các loại thân cây rau, ngô, bịch nấm hết hạn sử dụng lẫn phân gia súc thì ông Xuân còn thuê nhân công đi vớt bèo tây trên các sông để đưa về làm nguyên liệu chế tạo ra phân hữu cơ vi sinh. 

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế, ông Xuân chính là người đầu tiên ứng dụng thành công mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh ở địa bàn tỉnh. 

Ông Nguyễn Hữu Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ nói rằng, ông Xuân là một trong số nông dân tiêu biểu của xã. Trong 5 năm qua, lượng phân bón hữu cơ do ông Xuân sản xuất đã giúp bà con nông dân giảm được chi phí đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, vì 1 tấn phân hữu cơ chi phí sản xuất khoảng 2 triệu đồng, tương đương với việc sử dụng gần 400kg phân NPK, giá xấp xỉ 4 triệu đồng.

Đặc biệt, trong năm 2016, ông Xuân sản xuất được gần 50 tấn phân hữu cơ từ rác, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn, khi một lượng lớn rác thải nông nghiệp được tận thu tái chế.

“Thiết thực nhất là bảo vệ được đất sản xuất và cây trồng khi hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học. Vì thế địa phương đánh giá rất cao mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác của ông Xuân”, ông Chung khẳng định.

Anh Khoa

Đang lưu thông trên quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, xe khách mang biển kiểm soát TP Đà Nẵng bất ngờ mất lái, va vào các cột mốc bên đường dẫn đến lật xe khiến 9 người tử vong, 15 người bị thương.

Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc lần thứ 25 đã diễn ra vào ngày 24/7 tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị bao trùm quan hệ song phương. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tăng cường hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), phía Brussels lại bày tỏ nhiều lo ngại, đặc biệt về tình trạng mất cân bằng thương mại và vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.