Lợn có triệu chứng mắc bệnh tả lợn châu Phi, tiêu huỷ ngay không cần lấy mẫu xét nghiệm

18:24 14/03/2019
Chiều ngày 14-3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp khẩn bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi trước những diễn biến phức tạp của dịch. Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 17 tỉnh, TP khu vực phía Bắc và miền Trung. Nếu không kiểm soát tốt để lây lan vào phía Nam thì rất nguy hiểm, bởi khu vực này có các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi.

Nếu không kiểm soát tốt, dịch bệnh sẽ lan vào các tỉnh phía Nam

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng trong thời gian tới là rất cao nếu không có các giải pháp triệt để, nhất là trong bối cảnh thời tiết diễn biến bất lợi. Ông Cường khẳng định, một trong các giải pháp là phải tập trung phòng ngừa dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Quan trọng nhất là thực hiện vệ sinh chuồng trại nuôi; tiến hành các biện pháp dập dịch theo kịch bản đã ban hành. Đặc biệt, khi phát hiện có dịch cần báo ngay cho cơ quan thú ý để có biện pháp xử lý. Đồng thời, quản lý chặt chẽ vận chuyển lợn, thực hiện theo quy mô từng địa phương.  

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định, hiện dịch đã xuất hiện tại 17 tỉnh, TP khu vực phía Bắc, nếu không kiểm soát tốt để lây lan vào phía Nam thì rất nguy hiểm, bởi khu vực này có các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trên QL1, Đường Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, giải pháp hiện nay các địa phương cần triển khai đồng bộ là các chính sách hỗ trợ tiêu hủy đàn lợn bệnh; tuyên truyền cho người dân hiểu về chính sách hỗ trợ, ngăn chặn tình trạng bán tháo lợn bệnh; tuyên truyền để người tiêu dùng không quay lưng lại với thịt lợn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo tại cuộc họp.

Đặc biệt, rà soát lại toàn bộ quy trình phòng, chống dịch, từ đó có giải pháp căn cơ hơn. "Đặc biệt, đối với hộ đã có dịch, đề nghị không tái đàn vào thời điểm này, khi nào có kết luận của cơ quan chuyên môn an toàn thì mới tái đàn," Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho rằng, một trong những giải pháp mà Thanh Hoá đang thực hiện là kiểm dịch tất cả các xe vận chuyển lợn tại chốt kiểm dịch (tỉnh Thanh Hoá có 4 chốt kiểm dịch). Ông Quyền cũng thừa nhận, hiện đang có tình trạng tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn tỉnh giảm. Do đó, cần tăng cường hơn nữa các hình thức tuyên truyền để cho người tiêu dùng hiểu và không tẩy chay thịt lợn.

Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, tính đến chiều ngày 14-3, dịch bệnh đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, TP. Tổng số lợn bị tiêu huỷ là 23.442 con. Các ổ dịch xuất hiện chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chưa xuất hiện tại các trang trại nuôi tập trung quy mô lớn. Theo ông Đông, nguyên nhân xuất hiện dịch là do một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn chết đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, dẫn đến dịch bệnh lây lan.

“Kết quả điều tra tại 44 ổ dịch cho thấy, ngoài ra virus có khả năng tồn tại lâu trong môi trường, dụng cụ chăn nuôi do vậy rất khó kiểm soát vệ sinh phòng bệnh. Mặt khác sử dụng thức ăn dư thừa vẫn còn phổ biến… Một số địa phương, dịch bệnh xảy ra ở diện rộng lực lượng thú y phải tham gia triển khai chống dịch chưa đầy đủ và kịp thời. Việc điều tra xác định nguyên nhân dịch lây lan, nhất là tại các xã các huyện mới phát sinh dịch chưa được thực hiện, dẫn đến chưa thể tổng kết đầy đủ, chính xác về nguyên nhân dịch bệnh xuất hiện, lây lan tại các địa phương”, ông Đông cho biết.

Tạm dừng vận chuyển lợn trong huyện có dịch trong vòng 30 ngày

Cũng theo ông Đông, tại các ổ dịch, mặc dù đã có các chốt kiểm dịch nhưng không kiểm soát chặt chẽ các phương tiện, người, động vật, sản phẩm động vật. Cụ thể, một số đoàn công tác phát hiện có người dân chở lợn sống bằng xe máy trong thôn đang có dịch tại Thái Bình.

Tại nhiều vùng dịch, chính quyền địa phương chưa quản lý trriệt để những thương lái đi thu gom lợn, trong đó có lợn ốm, chết; việc quản lý những người tham gia truyền tinh lợn, buôn bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y …chưa triệt để, dẫn đến đây là những yếu tố nguy cơ cao làm lây lan dịch. Bên cạnh đó, nhiều người tham gia xử lý tiêu hủy lợn bệnh chưa được tập huấn kỹ về an toàn sinh học cá nhân; một số người tham gia xử lý, tiêu hủy lợn bệnh đã làm dịch bệnh về đàn lợn của gia đình mình.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu Cục Thú y đánh giá lại toàn bộ nguyên nhân gây bệnh, tổng hợp, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, xem lại việc lấy mẫu xét nghiệm của đàn lợn xung quanh ổ dịch, vì các ổ dịch hiện đang xuất hiện theo kiểu "xôi đỗ". Trong khi đó, kết quả xét nghiệm các mẫu trên đàn lợn xung quanh ổ dịch thời gian qua có tỷ lệ dương tính với dịch tả lợn châu Phi là rất thấp. Nếu vẫn thực hiện như vậy sẽ gây tốn kém.

Trong thôn có dịch tả lợn châu Phi, chỉ cần có triệu chứng lâm sàng sẽ tiêu huỷ luôn không cần lấy mẫu xét nghiệm.

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng bình về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn từ các tỉnh phía Bắc vào Nam. Tạm dừng vận chuyển lợn từ các huyện có dịch ra khỏi địa bàn trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi con lợn cuối cùng mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi được tiêu hủy trên địa bàn cấp huyện.

Đối với việc lấy mẫu xét nghiệm và xử lý lợn mắc bệnh, Cục Thú y cũng đề nghị, tại các hộ chăn nuôi khác trong cùng địa phương cấp thôn có dịch bệnh, tiêu hủy hoàn toàn đàn lợn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch tả lợn châu Phi hoặc lợn chết không rõ nguyên nhân và xử lý ổ dịch theo quy định; không cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm.


Ngọc Yến

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文