Lương y 28 năm cần mẫn cứu người

13:24 06/05/2015
Từ một thương binh nặng hạng 1/4, từng phải trải qua nhiều đau đớn khi điều trị vết thương bỏng tại Bệnh viện Quân đội 103, lương y Đào Viết Thoàn, 57 tuổi, tại xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, đã sáng tạo ra bài thuốc có tên gọi mỡ sinh cơ để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bỏng. Bài thuốc đã điều trị cho 22.000 bệnh nhân trên khắp cả nước, tỉ lệ khỏi đạt 100%, không có ca tử vong hay tai biến…

Với bài thuốc này, lương y Đào Viết Thoàn đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng hai, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được giải ba Hội thi Sáng tạo kĩ thuật toàn quốc năm 2013.

Ý tưởng về bài thuốc chữa bỏng đến với lương y Đào Viết Thoàn cũng thật tình cờ. Từng là thương binh 1/4, mỗi khi điều trị vết thương bỏng, dù đã được các bác sỹ nhỏ nước muối sinh lý nhưng khi thay băng, vết bỏng vẫn bị dính làm cho cơ thể đau đớn. Điều này thôi thúc ông nghiên cứu, bào chế ra bài thuốc chữa bỏng mới để giảm đau đớn cho người bệnh.

Ông bảo, bỏng vốn là một tai nạn thường gặp trong nhân dân, đặc biệt là trẻ em. Người bị bỏng nặng, nếu không được cấp cứu, chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong hoặc bị tàn tật suốt đời. Trong khi đó, nhận thức của cộng đồng về cách phòng tránh tai nạn bỏng còn hạn chế; việc đưa bệnh nhân bỏng đi cấp cứu, chữa trị ở các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, tại các cơ sở điều trị bỏng ở nước ta dùng phổ biến berberin dung dịch 0,1%, cream 0,5% và mỡ madhuxin (chế từ lá và dầu sến). Phương pháp này có ưu điểm là chống nhiễm trùng tốt, làm nhanh khô bề mặt vết bỏng, chống mất nước. Tuy nhiên, khi thay băng, tháo băng gây dính vết thương gây đau đớn cho người bệnh, vết thương lâu liền.

Lương y Đào Viết Thoàn thăm khám cho một bệnh nhân.

Từ tháng 2/1982 đến tháng 7/1987, lương y Đào Viết Thoàn đã tìm tòi, tự học ở các sách tài liệu y học, dược học để chắt lọc những tinh hoa từ các bài thuốc cổ truyền dân tộc.

Ông nhận ra rằng, những loại cây thuốc nam gần gũi với cuộc sống đời thường, qua sơ chế, có tác dụng rất tốt trong việc làm mau lành vết thương, giảm đau cho người bệnh. Từ đó ông đã nghiên cứu, sáng tạo ra một bài thuốc gọi là mỡ sinh cơ có tác dụng hút dịch mủ, nuôi thịt, tạo da mới để điều trị bệnh nhân bỏng.

Nguyên liệu để bào chế bài thuốc sinh cơ là các cây thuốc nam có sẵn tại địa phương, như: nghệ, nhựa đu đủ, cây chìa vôi, cây lạc tiên…

Quy trình sử dụng bài thuốc gồm các bước: Rửa vết thương cho người bệnh bằng nước muối sinh lý; tẩm bông gạc bằng nước muối sinh lý, sau đó vắt khô bông gạc; bôi thuốc chữa bỏng lên tấm bông gạc đã vắt khô; đắp tấm bông gạc đã bôi thuốc lên vết bỏng; băng vết thương, 24 giờ thay băng, đắp thuốc một lần.

Nhằm duy trì và phát huy hiệu quả bài thuốc chữa bỏng, từ tháng 1/2008, ông đã nghiên cứu ra giải pháp mới trong việc điều trị bỏng cho người bệnh bằng phương pháp bôi thuốc trên gạc đã tẩm nước muối sinh lý vắt khô thay thế cho phương pháp bôi thuốc trên gạc khô với mục tiêu tiết kiệm chi phí thuốc điều trị cho người bệnh.

Hiệu quả đã cho thấy rõ rệt, khi thay băng, tháo băng không cần nhỏ nước muối sinh lý cũng không gây dính, không làm tổn thương tổ chức hạt, bệnh nhân không đau đớn, vết bỏng nhanh liền. Ngoài ra, biện pháp này cũng hạn chế được số lượng thuốc bôi trên vết thương nên tiết kiệm được chi phí thuốc, mang lại hiệu quả về kinh tế cho người bệnh.

Trong suốt 28 năm qua, bài thuốc của ông đã điều trị bỏng cho 22.000 bệnh nhân trên khắp cả nước. Trung bình mỗi năm có từ 1.100 đến 1.200 bệnh nhân bỏng, vết loét lâu liền được ông điều trị.

Bằng phương pháp cải tiến chuyển từ bôi thuốc trên gạc khô sang phương pháp bôi thuốc trên gạc đã được tẩm nước muối sinh lý vắt khô, trong 5 năm (2008 - 2012), ông đã điều trị khỏi cho 5.784 bệnh nhân ở các địa phương trong cả nước và không để lại di chứng sau khi điều trị.

Phương pháp này cũng đã rút ngắn 9.052 ngày điều trị và tiết kiệm số tiền gần 5 tỉ đồng. Với những bệnh nhân nghèo, trẻ em mồ côi, người tàn tật…, ông chữa trị hoàn toàn miễn phí.

Từ bài thuốc chữa bỏng hiệu quả này, ông đã được Bộ Y tế, Cục Y dược cổ truyền, Sở Y tế Thái Bình cấp giấy chứng nhận là người có bài thuốc chữa bỏng hiệu quả.

Ông được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, hạng 2; Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Bộ trưởng Bộ Y tế tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông.

Bài thuốc của ông cũng đoạt giải nhất Hội thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật tỉnh Thái Bình và giải ba Hội thi Sáng tạo kĩ thuật toàn quốc.

Khánh Vy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文