Mỗi năm có hơn 300 người chết và mất tích do thiên tai

14:17 12/10/2018
Tại Việt Nam, hàng năm thiên tai gây thiệt hại khoảng 1,5% GDP và làm trên 300 người chết và mất tích. 

Ngày 12-10, tại TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2018.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay tình hình thiên tai trên thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, với những thảm họa động đất và siêu bão diễn ra ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, hàng năm thiên tai gây thiệt hại khoảng 1,5% GDP và làm trên 300 người chết và mất tích.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai.

“Từ đầu năm 2018 đến nay, đã xuất hiện những trận mưa lịch sử, gây lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, làm 175 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính trên 12.356 tỷ đồng”, ông Sơn nói.

Ngài Laurent Umans, Bí thư thứ nhất về Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (Đại sứ quán Hà Lan) cho rằng: Thiên tai là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể ngăn nó trở thành thảm họa. Hiện nay, khu vực MêKông đang chìm, đất đang sụt lún 2,5 cm mỗi năm. Lượng phù sa cũng giảm nghiêm trọng, cùng với đó là nước biển dâng 3mm/năm. Đây là sự báo động, mối đe dọa có tính sống còn với khu vực và người dân nơi đây.

Sạt lở đất bờ sông ngày càng nghiêm trọng ở ĐBSCL. 

Theo ngài Laurent Umans, diễn biến trong 30, 50 hoặc 100 năm nữa, một phần của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm trong nước biển. Hà Lan đã và đang tích cực hỗ trợ Việt Nam thích ứng biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở ĐBSCL. 

Phó trưởng Ban giảm thiểu rủi ro tăng cường chống chịu thiên tai, Phó Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam), bà Akiko Fujii cho biết: Việt Nam là một trong 10 nước phải chịu tác động nhiều nhất của các sự kiện thời tiết cực đoan gây tổn thất. Kể từ những năm 1970, mỗi năm Việt Nam có tới trên 500 người tử vong do thiên tai và thiệt hại chiếm trên 1,5% GDP. Đến năm 2030, thiệt hại có thể lên tới 3-5% GDP.

5 ngày liên tiếp, Cần Thơ ngập nặng do triều cường.

Trong giai đoạn 2016-2018, Liên Hiệp Quốc đã hỗ trợ 8 triệu USD cho hơn nửa triệu dân Việt Nam để giải quyết các vấn đề về cuộc sống như: Nước, môi trường, y tế, nơi ở… do thiên tai gây ra. 

Bà Akiko Fujii nhấn mạnh, phòng chống thiên tai đòi hỏi có sự chung tay của cộng đồng và quan trọng nhất là sự hợp tác giữa khối công và tư. Song song đó cần phải chú trọng hoạt động truyền thông về rủi ro thiên tai, nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp thông tin hiệu quả cho người dân tự bảo vệ mình. Liên Hiệp Quốc cam kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam trong thời gian tế để phòng chống thiên tai có hiệu quả.

Như Anh

* Báo CAND đoạt 2 giải A, 2 giải B Giải Búa Liềm Vàng trong CAND

Chiều 25/12, tại Hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 trong Đảng bộ Công an Trung ương, Bộ Công an đã trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa Liềm Vàng) trong CAND và Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong CAND năm 2024.

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Sáng mai (26/12), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文