Mỗi ngày hơn 10m3 rác xả thẳng xuống biển Cát Bà(!)

06:35 22/09/2018
Chưa kể các chất thải rắn từ tàu, thuyền, hoạt động du lịch và ô nhiễm do nuôi cá lồng bè, sinh hoạt của người dân trên biển đang làm cho hệ sinh thái rạn san hô khu vựa biển Cát Bà suy giảm cả về diện tích và chất lượng…


Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Vịnh Cát Bà, hiện có 441 cơ sở nuôi trồng thủy sản, 9.507 ô nuôi thủy hải sản, trong đó có 1.598 ô nhà ở và khoảng 16 nghìn quả phao xốp cùng hơn 100 tàu du lịch. Hệ thống nước thải, chất thải sinh hoạt của hơn 1 nghìn dân sinh sống tại các nhà bè cũng được xả trực tiếp ra vịnh không qua bất kỳ hệ thống xử lý nào.

Cùng với đó là nước thải cơ sở kinh doanh dịch vụ xăng dầu trên vịnh, trong đó những nơi nuôi thả cá đổ một lượng không nhỏ thức ăn chưa phân hủy hết của cá ra môi trường, các thùng phao xốp chịu tác động, sự va đập sóng gió sẽ gây ô nhiễm mặt nước…

Đáng chú ý nạn vứt rác bừa bãi của du khách chưa được xử lý triệt để làm phát sinh lượng rác thải không hề nhỏ. Với lượng khách du lịch tăng nhanh, mỗi năm thu hút khoảng 2 triệu người, trung bình một ngày, Ban Quản lý vịnh thu gom khoảng 10m3 rác thải vứt từ tàu, thuyền du lịch xả thẳng xuống biển. Nếu không được thu gom tất cả sẽ tạo thành chất thải rắn tại các bãi triều rạn ngầm, làm hỏng và mất đi môi trường sống của các sinh vật sống ở tầng đáy như san hô, rong rêu…

Giám đốc Ban Quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà Nguyễn Công Hòa cho biết, việc hạn chế hoạt động có tác động xấu đến môi trường biển chưa hiệu quả. Từ năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng mới chỉ vận động cắt giảm được 3 chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, 44 ô lồng, 51 giàn tre, 757 quả phao xốp, 2.207 cây tre, ngăn chặn 3 chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có hành vi cơi nới ô lồng…

Được biết trong vùng biển Hải Phòng, hệ sinh thái rạn san hô tập trung ở phía Đông Nam đảo Cát Bà, đảo Long Châu và quanh đảo Bạch Long Vỹ. Đến nay, có 61/132 loài san hô bị suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, số san hô cứng suy giảm khoảng 46% so với 20 năm trước.

Ở một số khu vực tỷ lệ san hô chết khá cao. Ở khu vực Áng Thảm (Cát Bà) tỷ lệ san hô chết lên tới 74,3%, san hô sống chỉ còn 7,4% diện tích mặt đáy của khu vực này. Các khu vực Vạn Bội, Ba Trái Đào, đảo Long Châu cũng trong tình trạng tương tự.

Theo PGS. TS Trần Đình Lân, Viện trưởng Viện TNMT biển cho biết, sự suy giảm của rạn san hô có nhiều nguyên nhân, trong đó, ô nhiễm môi trường là yếu tố đầu tiên. Đặc biệt, các chất thải rắn từ tàu, thuyền, hoạt động du lịch nếu không được xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm rất nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Công Hòa cho biết, trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở vùng biển Cát Bà như hiện nay, Ban Quản lý duy trì đảm bảo nhân lực và lịch thu gom vớt rác trên các vịnh. Đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đội, tuyên truyền cho bà con tại điểm nuôi lồng bè, vận động các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vịnh cắt giảm, tháo dỡ ô lồng, cần chấm dứt nuôi nhuyễn thể.

Dự kiến, đến năm 2020 huyện Cát Hải sẽ di dời 289 cơ sở nuôi thủy sản ra khỏi vịnh Cát Bà. Tuy nhiên giải pháp lâu dài cho vấn đề này vẫn là phát triển dựa trên nguyên tắc bền vững. Do đó trước khi thực hiện phát triển kinh tế vùng ven bờ, các đảo cần đánh giá và phân loại các khu vực theo đặc tính sinh thái từng vùng, có kế hoạch và mục tiêu quản lý cụ thể để bảo đảm cân đối giữa phát triển du lịch và thiên nhiên. Đồng thời, tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển và việc khai thác thủy sản trái phép…

V.Huy

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文