Một xã vùng cao có nhiều thôn không sinh con thứ 3

09:21 02/08/2016
Từ một xã có nhiều hộ nghèo với các tập tục lạc hậu, đến nay người dân xã A Roàng, huyện vùng cao A Lưới, Thừa Thiên- Huế, đang dần ổn định cuộc sống và từng bước phát triển kinh tế nhờ thực hiện hiệu quả mô hình “không sinh con thứ 3”...

Nhiều năm trở về trước, A Roàng được biết đến là địa phương có nhiều thanh niên trai tráng bỏ học để đi làm thuê tại các bãi vàng, hoặc tại các rẫy cà phê, công trình thủy điện. 

Vụ việc một nhóm 15 thanh, thiếu niên dân tộc Tà Ôi ở xã A Roàng, trong đó có nhiều em chỉ 15,16 tuổi bị một số đối tượng lừa thuê đi làm việc tại công trường xây dựng đường Trà Bồng (Quảng Ngãi) và công trình thủy điện Sê San 4 (Gia Lai) vào năm 2009, sau đó được giải cứu đưa trở về địa phương đã gióng lên hồi chuông về sự buông lỏng quản lý cũng như vấn đề tạo công ăn việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương này. 

Ông Viên Xuân Danh, Phó Chủ tịch UBND xã A Roàng cho biết, sau khi xảy ra các vụ việc thanh thiếu niên ở xã bị lừa đi lao động mà nguyên nhân xuất phát từ thực trạng các cặp vợ chồng sinh đẻ nhiều con, không có điều kiện cho ăn học; hoặc học nghề nên xã đã tham mưu lên chính quyền cấp trên để thực hiện mô hình gia đình không sinh con thứ 3 theo Quyết định số 4043 về dân số và kế hoạch hóa gia đình của UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế. 

Cam kết không sinh con thứ 3, nhiều phụ nữ xã A Roàng chú tâm phát triển nghề dệt zèng truyền thống.

“Thực tế người dân còn mang nặng tâm lý trọng nam khinh nữ nên nhiều cặp vợ chồng có 2 con gái vẫn quyết sinh thêm một người con trai cho “có nếp có tẻ”. Vì thế, để thực hiện công tác dân số có hiệu quả, cán bộ của xã đã nỗ lực về đến tận thôn bản để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mô hình không sinh con thứ 3 và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ”, ông Danh cho biết.

Thôn A Roàng 1 là một trong số các thôn của xã A Roàng “khởi sắc” nhờ mô hình không sinh con thứ 3. Giờ đây đời sống của bà con dân bản nơi đây đã khấm khá hơn trước nhờ vào việc không sinh nhiều con để chú trọng phát triển các mô hình trồng rừng kinh tế, sản xuất sản phẩm truyền thống dệt zèng, đan lát để phục vụ du lịch. Nhờ thế mà tình hình ANTT cũng được đảm bảo hơn trước khi không còn xảy ra các vụ việc mâu thuẫn gia đình, gây gổ, chồng đánh vợ... 

Theo già Hồ Văn Liên (50 tuổi), hiện toàn thôn A Roàng 1 có gần trên 70 hộ dân thì tất cả đều đăng ký thực hiện mô hình không sinh con thứ 3. Nếu cặp vợ chồng nào thực hiện trái với quy ước này sẽ chịu hình phạt nghiêm khắc của thôn bản đưa ra...

“Có lẽ nhờ có quy ước chặt chẽ nên nhiều năm qua, không có cặp vợ chồng nào trong thôn sinh con thứ 3 dù có nhiều gia đình có đến 2 người con gái. Chính vì thế mà từ năm 2011, thôn đã được UBND tỉnh công nhận là thôn bản không sinh con thứ 3 suốt 5 năm liền và được trao thưởng 50 triệu đồng”, già Liên hồ hởi nói.

Tìm hiểu được biết, ngoài thôn A Roàng 1, A Roàng 3 “đạt chuẩn” 5 năm liền không sinh con thứ 3, xã A Roàng còn có thôn Ca Nôn và Hương Sơn đạt thành tích 3 năm liền không sinh con thứ 3. 

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện A Lưới cho hay, từ năm 2012, đơn vị đã nỗ lực thực hiện chiến lược “dân số- sức khỏe sinh sản” và đề án ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các xã và thị trấn trên địa bàn. 

Vì thế toàn huyện đã có 18 thôn đạt chuẩn 5 năm liền không sinh con thứ 3. Đặc biệt, trong năm 2015, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã chi gần 3 tỷ đồng để thưởng cho 48 cụm dân cư, thôn bản 5 năm liền không có người sinh con thứ 3. 

“Có thể nói việc tuyên truyền, phổ biến chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình đến từng thôn, bản đã góp phần hạn chế tình trạng sinh con thứ 3, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới”, ông Mẫn nhận định.

Anh Khoa

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文