Mùa mía đắng tại miền Tây

08:24 07/04/2016
Thông tin nước ngọt từ thượng nguồn sông Mekong đang về không làm cho nhiều nông dân trồng mía tại ĐBSCL vui bởi thời điểm này, hàng ngàn hécta mía của bà con đã thành củi; hoặc đang chết héo đến mức không còn thể cứu chữa.

Đã có nhiều nông dân bỏ giống cây trồng từng gắn bó bao nhiêu năm qua, mưu sinh bằng công việc vất vả khác. Các nhà máy đường trong vùng thì đang nơm nớp lo lắng trước thực tế không đủ mía nguyên liệu để hoạt động dù chỉ một phần công suất...

Nắng nóng, hạn mặn gay gắt đã bức tử hàng ngàn hécta mía khiến cho nhiều nông dân trồng mía các tỉnh ĐBSCL lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Cũng có người còn may mắn gỡ gạc khi kịp thu hoạch mía dù chưa đủ trữ đường; song nhiều người gần như mất trắng.

Ông Út Quân và ruộng mía đang chết dần của gia đình.

Ông Quân – một nông dân trồng mía tại Cù Lao Dung (Sóc Trăng) kể, khi thấy ruộng mía bị nước mặn “tấn công”, làm vàng lá, bà con chạy đôn, chạy đáo tìm nguồn nước ngọt bơm vào ruộng mía để hóa giải, làm loãng độ mặn. Thế nhưng những nỗ lực của bà con đã trở nên vô vọng. Người trồng mía chỉ còn xót xa chứng kiến ruộng mía cháy lá, chết rụi từng ngày….

Ông Huỳnh Ngọc Vân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, đến thời điểm này đã có hơn 7.000ha mía của bà con ở huyện Cù Lao Dung bị thiệt hại do nắng nóng và xâm nhập mặn. Diện tích bị mất trắng khoảng 1.200ha; bị thiệt hại từ 50% trở lên gần 700ha; còn lại hơn 5.000ha bị thiệt hại từ 30 - 50%. Năng suất giảm còn trên dưới 30 tấn/ha, chất lượng trữ đường cũng giảm mạnh .

Chuyện “mía đắng” không phải chỉ xảy ra tại Cù Lao Dung. Những ngày qua, hàng ngàn nông dân trống mía ở  Thới Bình (Cà Mau), Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cũng đang dở khóc, dở mếu bởi thời tiết quá khắc nghiệt.

Tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, Cà Mau, người dân cho biết độ mặn đo được dưới các kênh trong nội đồng đã vượt lên trên 15o/oo. Với độ mặn này, không cây trồng nước ngọt nào có thể chịu được. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Tranh cho biết do bị nước mặn “tấn công”, đã có hơn 750ha mía tại vùng quy hoạch trồng mía của huyện Thới Bình bị ảnh hưởng, không phát triển được khiến trữ đường không đạt, nông dân thua lỗ.

Tại Vĩnh Thuận, Kiên Giang, do sợ bị lún sâu vào nợ nần nên nông dân đã kêu thương lái đến bán mía non, chưa đủ trữ đường. Thương lái lắc đầu không mua vì “mía mặn quá”.

Nhiều nông dân Cù Lao Dung đã quyết định bỏ mía, chuyển sang trồng bắp lai hoặc nuôi tôm; còn nông dân Thới Bình, Vĩnh Thuận chuyển qua trồng gừng. Một nông dân ở Tân Lộc Bắc nhẩm tính: “Trồng gừng ở đây bèo nhất cũng thu lợi hơn 80 triệu đồng/ha; còn mía thì khá lắm cũng chỉ 18-20 triệu đồng/ha”. Theo Sở NN&PTNT Cà Mau, đã có trên 5.200ha diện tích mía bị người dân tự chuyển đổi sang các mô hình: lúa – tôm, chuyên tôm; hoa màu, trồng gừng.

UBND tỉnh Cà Mau mới đây cũng đã thống nhất chủ trương quy hoạch lại đất trồng mía tại huyện Thới Bình. Đối với 245ha đất quy hoạch trồng mía nay nông dân tự phát chuyển sang trồng rau màu, tỉnh thống nhất tiếp tục bố trí trồng rau màu và cây trồng, vật nuôi khác thuộc hệ sinh thái ngọt.

Đối với 4.983ha đất quy hoạch trồng mía đã được nông dân tự phát chuyển sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm từ năm 2000, UBND tỉnh thống nhất chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm. Với 717ha quy hoạch sản xuất mía còn lại, tỉnh chủ trương để nông dân tự quyết.

Diện tích mía càng ngày càng bị thu hẹp, giải pháp đẩy giá nhích lên từ các nhà máy.

Vì lo thiếu mía nguyên liệu để hoạt động đúng công suất, ngay từ đầu tháng 9-2015, đã có nhà máy nôn nóng vào vụ thu mua sớm khi mía chưa đạt trữ đường cần thiết. Ông Vưu Văn Út, Giám đốc Xí nghiệp đường Cà Mau cho biết nhà máy của xí nghiệp có công suất trên 1.000 tấn/ngày.

Thế nhưng hiện không đủ nguồn nguyên liệu mía để hoạt động 50% công suất nên nhà máy phải sản xuất cầm chừng, có khi chạy 2 ngày rồi nghỉ vài ngày để chờ nguyên liệu. Các nhà máy đường tại Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh,… cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Thái Bình

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文