Ngư dân quyết tâm bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền

08:46 14/05/2021
Khẳng định việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam là sai trái, phi lý nên ngư dân miền Trung vẫn quyết tâm vươn khơi bám biển đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ ngư trường truyền thống, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...


Đang vào mùa khai thác, đánh bắt hải sản nên những ngày này, ngư dân ở các xã biển Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh, thị trấn Thuận An… thuộc huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) đều tất bật với những chuyến biển xa bờ. 

Lúc chúng tôi đến, ngư dân Nguyễn Văn Bảo (36 tuổi, ở xã Vinh Thanh), chủ tàu cá TTH-951.38 TS công suất 350CV đang cùng các ngư dân khác thu gom số hải sản vừa được đánh bắt đưa lên bờ khi tàu cập cảng cá Thuận An. 

Anh Bảo cho biết, trước đây, tàu cá của anh từng bị mắc cạn tại bãi đá ngầm trên đường vào đến phao số 2 cửa Thuận An và bị sóng biển đánh hư hỏng nặng. Sau gần 2 tháng, tàu cá của anh mới được sửa chữa xong. 

“Sau khi tàu được tu sửa lại, với ý chí và quyết tâm vươn khơi thôi thúc nên tôi và các ngư dân lại tiếp tục cho tàu ra khơi. Vì thế trong thời gian qua, tàu cá của tôi cũng chỉ nghỉ mấy ngày trăng, sau đó lại tiếp tục lên đường ra khơi đến các ngư trường lớn của nước ta để khai thác hải sản. Đợt biển này, tàu chúng tôi trúng đậm các loại cá nục, cá ngừ, bánh lái, cá hố và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao nên trừ chi phí mua đá cây, nhiên liệu cũng còn có lãi để chia cho các ngư dân lao động trên tàu”, anh Bảo cho hay.  

Khi được hỏi về việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông bắt đầu từ đầu tháng 5/2021, anh Bảo và nhiều ngư dân ở huyện Phú Vang đều khẳng định: Lệnh cấm đánh bắt cá từ phía Trung Quốc là vô giá trị. Bởi vì Trung Quốc không có quyền cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam!

Tàu cá xa bờ của ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên-Huế cập cảng sau chuyến đi biển dài ngày giữa tháng 5.

Từ đầu năm 2021 đến nay, ngư dân ở các xã biển của tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tích cực bám biển vươn khơi để bảo vệ ngư trường và chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Tại xã biển Phú Thuận, huyện Phú Vang hiện có 54 tàu cá đánh bắt xa bờ. Vào những ngày này, thời tiết thuận lợi nên phần lớn các ngư dân ở xã biển Phú Thuận đều cho thuyền nổ máy vươn khơi bám biển. 

Ngư dân Trần Văn Chiến, chủ tàu vỏ thép số hiệu TTH-99999TS cho biết, hầu như năm nào phía Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, trong đó có vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng các ngư dân ở xã Phú Thuận vẫn kiên trì, quyết tâm cho tàu cá hoạt động đánh bắt ở ngư trường xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa. 

“Biển cả không phụ lòng người, từ khi tàu vỏ thép của gia đình tôi hạ thủy đến nay có nhiều chuyến biển trúng đậm hải sản thu lãi lớn. Và mỗi lần tôi và các ngư dân cho tàu nổ máy ra khơi không những mang tôm, cá, hải sản về phục vụ thị trường tiêu dùng ở đất liền mà quyết tâm vươn khơi còn thể hiện sự phản đối trước hành động phi lý, sai trái khi Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”, ông Chiến bày tỏ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận nói rằng, nhờ sự nỗ lực, quyết tâm bám biển của ngư dân nên trong năm 2020, sản lượng khai thác, đánh bắt thủy hải sản toàn xã đạt 7.349 tấn. Riêng từ đầu năm 2021 đến nay đánh bắt được 3.427 tấn. 

Thời gian gần đây, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với các ngư dân chuyên hoạt động nghề biển xa bờ. 

Sau khi Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, chính quyền xã đã tích cực động viên các chủ tàu, ngư dân ở địa bàn quyết tâm vươn khơi, bám biển. Đồng thời yêu cầu các chủ tàu chấp hành nghiêm quy định, không vi phạm đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác và nhắc nhở các ngư dân thực hiện quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Thị trấn Thuận An là địa phương có số phương tiện hoạt động nghề biển nhiều nhất của huyện Phú Vang khi có đến 123 tàu cá công suất lớn chuyên đánh bắt xa bờ. Để phục vụ việc khai thác và hậu cần nghề cá, những năm gần đây, ngư dân Thuận An không ngừng đóng mới tàu cá công suất lớn, nâng cấp, cải hoán máy móc, trang bị thêm các thiết bị dò cá hiện đại để việc vươn khơi bám biển đạt hiệu quả kinh tế cao. 

“Dù Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, trong đó có vùng biển mà ngư dân Thuận An thường xuyên đến hoạt động khai thác thuộc chủ quyền Việt Nam thì tôi và các ngư dân ở địa phương vẫn ra khơi, bám biển như thường lệ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng yêu cầu các cơ quan chức năng cần có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn lệnh cấm trên nhằm bảo vệ tài nguyên biển và bảo vệ sự an toàn của ngư dân khi hoạt động đánh bắt trên vùng biển của Việt Nam”, một ngư dân ở tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Thuận An bày tỏ quan điểm. 

Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, ngoài tuyên truyền, động viên bà con ngư dân vươn khơi bám biển, địa phương còn khuyến cáo ngư dân lắp đặt, nâng cấp thiết bị hệ thống thông tin liên lạc từ xa tích hợp định vị vệ tinh cho tàu xa bờ. Thông qua hệ thống thông tin liên lạc từ xa có định vị vệ tinh, các cơ quan chức năng chưa phát hiện tàu cá vi phạm đánh bắt ở các vùng biển thuộc phạm vi nước ngoài, không sử dụng xung điện, chất nổ trong khai thác. Phần lớn các tàu cá đánh bắt đều có giấy phép, khai thác đúng nghề theo quy định, chủ yếu đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện địa bàn tỉnh có khoảng 450 tàu công suất lớn hoạt động đánh bắt xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần xa bờ có công suất từ 90 đến 1.100CV, trong đó có 41 tàu vỏ gỗ, 4 tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ với tổng nguồn vốn vay từ các ngân hàng hơn 303 tỷ đồng. 

Thời gian qua, nhờ công tác tuyên truyền, vận động của các Sở, ngành và chính quyền địa phương nên ngày càng có nhiều chủ tàu cá xa bờ ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế tự nguyện viết đơn xin gia nhập vào các tổ tàu đoàn kết trên biển. 

Điều này thể hiện ý chí, quyết tâm và tinh thần đoàn kết vươn khơi, bám biển của ngư dân Thừa Thiên-Huế cũng như ngư dân miền Trung nói chung để bảo vệ ngư trường truyền thống, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Anh Khoa

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/5 (giờ địa phương) nhấn mạnh sẽ không cung cấp vũ khí tấn công mà Israel có thể sử dụng để tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Rafah, thành phố ở phía Nam Gaza, vì lo ngại cho sự an toàn của hơn 1 triệu thường dân đang trú ẩn ở tại đây.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Hành trình tìm kiếm vé dự Olympic Paris 2024 của đội đấu kiếm Việt Nam đã dừng lại vào cuối tháng 4 vừa qua sau vòng loại Olympic Paris 2024 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Không có tuyển thủ Việt Nam giành vé tham dự Olympic 2024 từ vòng tranh vé này đồng nghĩa đấu kiếm Việt Nam thêm một lần hụt bước, lỡ hẹn với đấu trường Olympic.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文