Sở NN&PTNT đối thoại với ngư dân và tiểu thương Đà Nẵng:

“Ngư dân, tiểu thương và người dân cần “lòng tin””

20:11 29/04/2016
Hầu hết các tiểu thương, chủ tàu cá và ngư dân tại buổi đối thoại “nóng giải pháp cho cá ở Đà Nẵng” vào chiều ngày 29-4 đều chung một nguyện vọng đó là “cần lòng tin” từ các ngành chức năng và lãnh đạo TP Đà Nẵng.

Mặc dù không phải là “tâm điểm” của cá chết dọc các tỉnh miền Trung. Nhưng con số thiệt hại và phải chịu ảnh hưởng của tiểu thương cùng ngư dân Đà Nẵng phản ánh hiện không hề nhỏ.

Mặc dù có kết luận “Biển Đà Nẵng không có độc”, nhưng vào sáng ngày 29-4 người dân vẫn phát hiện nhiều cá và mực chết học bờ biển Nguyễn Tất Thành đang trong tình trạng phân hủy.

Ngay sáng ngày 29-4, người dân vẫn phát hiện xác cá, mực có con trọng lượng lên đến hàng kg dạt bờ biển Nguyễn Tất Thành trong tình trạng đang phân hủy. Riêng hàng tấn cá trên các tàu cá vừ trở về cảng cá Thọ Quang, 3 ngày nay phải “nằm thuyền”, đông lạnh vì không bán được. Hiện nhiều chủ tàu cá lâm cảnh nợ nầng, mất trắng vốn liếng và ngư dân không có tiền lương đem về nuôi sống gia đình  khi trở về đất liền…

 Chiều 29-4, Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng đã tổ chức cuộc đối thoại các tiểu thương, chủ vựa, thương nhân, chủ tàu dịch vụ hậu cần nghề cá… để bàn hướng giải quyết đầu ra cho cá.

Chủ trì buổi đối thoại, ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng đã cho rằng: Lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Sở rất chia sẻ với tiểu thương, ngư dân đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của “cá biển chết ở các tỉnh miền Trung” nhiều ngày qua. Biển Đà Nẵng đã được xác định là “an toàn”, du khách và người dân yên tâm khi tắm biển và ăn hải sản… Vậy nên các tiểu thương, chủ tàu cá cũng cần yên tâm hoạt động nghề!…

Sở NN&PTNT đã có cuộc đối thoại với tiểu thương và ngư dân Đà Nẵng về tìm giải pháp cho đánh bắt và tiêu thụ hải sản ở ngư trường miền Trung.

Tuy nhiên, tại buổi đối thoại nhiều ngư dân, tiểu thương bán cá tại cảng cá Thọ Quang đã “giải bày” trong nước mắt: Mặc dù Đà Nẵng không phải “tâm bão cá chết”, nhưng hiện tại cuộc sống, miếng cơm manh áo của chúng tôi đã bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Đã vào mùa cao điểm đánh bắt hải sản xa bờ, nhưng ngay tại cảng cá Thọ Quang vào chiều ngày 29-4, hàng chục tàu thuyền của ngư dân vẫn phải nằm bờ. Đau xót nhất là tình trạng “thuyền đầy cá, nhưng không bán được”. Nhiều chủ tàu đã phải “đông lạnh cá” ngay tại thuyền, cũng không còn cảnh tấp nập thu mua. Nếu có tiểu thương thu mua cá, thì cá tươi lại rớt giá thảm hại.

Một chủ tàu cá, bà Huỳnh Thị Anh Tuấn (46 tuổi, trú phường Mân Thái, Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết: Tàu cá của gia đình với tổng vốn đầu tư và vay mượn hơn 1 tỉ đồng, ứng nợ 24 triệu tiền xăng cùng gần 6 triệu tiền đá lạnh và ngư lưới cụ sẵng sàng cho chuyến đánh bắt xa bờ, nhưng hiện phải nằm bờ mà không thể ra khơi. Vì  “ra khơi bây giờ thì chỉ có lỗ, nợ càng thêm nợ”. Chủ tàu cá chúng tôi, ngư dân, tiểu thương đang rất cần lãnh đạo chính quyền TP.Đà Nẵng có biện pháp hỗ trợ và “tạo lòng tin”.

Rất nhiều tàu cá của ngư dân phải nằm bờ, cá biển được bỏ thùng xốp, đông lạnh ngay tại tàu vì không thể bán cá.

Ông Võ Văn Chiến (47 tuổi), một tiểu thương buôn bán tại cảng cá Thọ Quang cho biết: Nếu lãnh đạo, chính quyền thành phố đã khẳng định “biển Đà Nẵng an toàn”… Vậy nên chăng các cấp, các ngành cần vào cuộc, có động thái mạnh “giúp” để làm sao người dân, du khách hiểu được, cá, mực ngư dân Đà Nẵng là đánh bắt tại các ngư trường xa như Hoàng Sa, Trường Sa và không liên quan hay bị ảnh hưởng gì đến hiện tượng cá chết tại Bắc Trung Bộ. Nếu nghi ngờ, nên chăng cho xét nghiệm cả con cá, giống như Đà Nẵng đã và đang làm với nước biển. Cần phải làm rõ, những con cá trôi dạt vào bờ vì sao chết, nếu không phải do mắc lưới bình thường thì chúng bị nhiễm độc gì…

Ngoài ra, cũng phải xét nghiệm cả những con cá tại vùng biển Đà Nẵng có bị nhiễm độc tố hay không. Qua đây, ngư dân và tiểu thương Đà Nẵng cũng mong mỏi, không chỉ riêng ngành chức năng giúp người dân, mà các nhà báo, các đơn vị truyền thông tại Đà Nẵng cũng cần  đồng hành đưa thông tin cụ thể để dân biết, để người dân và du khách yên tâm “ăn cá biển”...

Theo tiểu thương Diệp Thị Thùy Dung (trú phường Thọ Quang) bức xúc: Tiểu thương chúng tôi khẳng định hoàn toàn thu mua cá, mực “tươi sống”. 5 ngày trước, nếu giúp ngư dân thu mua cá, thì chúng tôi lại phải đối diện với “lỗ, không xuất bán được cho các nhà hàng, hải sản, hoặc bán với giá chỉ bằng phân nữa ngày thường. Nhưng số lượng bán, cung cấp lại tụt giảm đến 2/3.

Đặt biệt, hai ngày nay sau khi có một số thông tin trên mạng cho biết ăn cá nục bị ngộ độc, rồi đến bữa ni họ đồn tới cá ngừ, cá đuối, cá hồng thì chúng tôi thậm chí không thể bán được kg cá nào nữa.. Nếu tình hình này kéo dài, ngư dân, tiểu thương chúng tôi cầm chắc nợ nần và đói kém mất”, chị Dung chua chát.

Cũng theo chị Dung, tàu gia đình chị vừa vào một chuyến cá nục ngày 27-4 vừa qua, nhưng một phần không ai muốn mua, một phần ảnh hưởng dư luận, sợ người dân ăn sẽ nhiễm độc, chị chấp nhận bỏ đi hàng tấn cá. Bản thân chị biết rõ tàu mình đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, nhưng trước một “rừng” thông tin gây hoang mang nên rốt cuộc, chị vẫn không biết cá có bị nhiễm độc thật hay không để ăn. Đáng nói, người thân của chị Dung mới đây đưa cá bớp, cá căn… từ tàu vào đã bị một số người chửi bới, la ó cho rằng “cá ni dịch rồi, mang về để giết dân, đầu độc dân hả”. Ngoài việc đồn thổi ăn cá chết, xương cá nếu đụng vào cũng sẽ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến 5,10 năm sau.

Trước những “tâm tư, nguyện vọng” của người dân tại cuộc đối thoại, ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cũng đặt câu hỏi: “Nếu các tiểu thương và ngư dân chứng minh được cá của mình đi xa đánh bắt về, rất tươi sạch thì có cam kết với người dân không?”.

Trả lời câu hỏi của ông Tám, bà Nguyễn Thị Thành, 1 chủ tàu đánh bắt xa bờ bức xúc: “Cứ nói qua nói lại như thế này cũng không giải quyết được vấn đề gì”. Ngư dân đi mấy ngày trên biển, họ ăn gì ngoài ăn cá, tôm, mực để sống. Và người dân cũng như du khách Đà Nẵng cũng vậy, điều quan trọng nhất hiện nay là chúng tôi cần “niềm tin”, cần các cấp chính quyền vào cuộc hỗ trợ cho ngư dân và tiểu thương không những chỉ là “kết quả xét nghiệm mẫu nước biển hay tìm nguyên nhân cá chết”… mà còn cần lắm việc tuyên truyền, giải thích rõ cho “người tiêu dùng” hiểu được “cá của ngư dân Đà Nẵng sạch”. Có như vậy ngư dân mới yên tâm ra biển đánh bắt, người tiêu dùng, du khách mới yên tâm ăn cá và tắm biển.

 Điều cuối cùng, giúp các chủ tàu cá, ngư dân không phải lâm cảnh “ cá nằm thuyền đông lạnh”, nợ chồng chất, lương thuyền viên không có và cuộc sống người dân ven biển được ổn định. Vì vậy, các Cơ quan chức năng cần nhìn thấu đáo, cần vào cuộc sớm, cho lấy mẫu xét nghiệm để giải thích cho cộng đồng, người dân hiểu.

Hoài Thu

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文