Người Hà Nội nô nức thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời

13:36 08/02/2018
Hôm nay (8-2) người dân Hà Nội nô nức thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời . Từ sáng sớm tại những địa điểm như Hồ Tây, Hồ Gươm, cầu Long Biên đã xuất hiện rất nhiều người đến thả cá chép.

Tục thả cá chép tiễn ông công, ông táo về trời đã có từ lâu trong văn hóa Việt Nam.
Theo truyền thuyết, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ bay về trời, báo cáo tất cả việc làm tốt – xấu của con người để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.
Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.
Từ ngày hôm qua 7-2 và sáng nay 8-2 đã có rất nhiều người tập trung về những khu vực hồ, sông tại Hà Nội thả cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Trong ảnh là một phụ nữ đang thả cá chép trên cầu Long Biên.
Những năm gần đây để cải thiện môi trường và giảm thiểu túi ni lông thải ra môi trường có rất nhiều các nhóm tình nguyện túc trực tại các địa điểm như cầu Long Biên, hồ Tây... giúp người dân thả cá.
Như tại cầu Long Biên, nhóm tình nguyện Cá chép vàng chuẩn bị sẵn những thùng nước giúp người dân thả cá.
Người dân trút cá vào các thùng này...
Các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện dùng dây đưa từ từ thùng đựng cá xuống gần mặt nước rồi nghiêng thùng để thả cá.
 Theo chia sẻ của một bạn trẻ trong nhóm Cá chép vàng, cách thả này giúp cá không bị sốc nếu như khi mọi người trút cá từ trên cầu xuống.
Nhóm làm việc miễn phí nhưng nhiều người dân vẫn muốn ngỏ ý  muốn quyên góp cho hoạt động này dù tất cả thành viên của nhóm đều một mực từ chối.
Nhiều người khác cẩn thận hơn đi theo lối dẫn từ cầu xuống tận sông để thả cá.
Dù lối đi này khá khó khăn nhưng theo một số người dân chia sẻ họ muốn tự tay thả cá xuống sông như vậy mới tỏ được "lòng thành" và ông Táo mới nói tốt cho gia đình trước Ngọc Hoàng, năm mới sẽ gặp được may mắn.
Phong tục thả cá chép ngoài tín ngưỡng làm phương tiện đưa ông Táo về trời còn mang ý nghĩa phóng sinh, làm việc thiện. Có lẽ vì ý nghĩa tốt đẹp đó nên hoạt động này giờ đây thu hút cả những vị khách nước ngoài. 
Họ cũng chọn đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch để thả cá chép. Các bạn nước ngoài cũng chọn địa điểm thả cá gần những chùa hay đền... Trong ảnh một vị khách người Mỹ đã thả cá chép xuống Hồ Tây gần chùa Trấn Quốc.
Ngoài cá chép nhiều người dân Hà Nội còn thả ốc phóng sinh như một việc thiện trước thềm năm mới sắp đến.
Dịp này cũng là cách nhiều gia đình dạy cho con em về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong ảnh một em bé theo người thân đi thả cá chép tại hồ Tây
Nhóm PV Điện tử

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文