Người Hải Phòng lưu luyến khi phà Bính dừng hoạt động

19:04 30/09/2019
Theo thông báo của UBND TP Hải Phòng, từ ngày 1-10, phà Bính nối giữa Trung tâm TP Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên sẽ dừng hoạt động, để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.

Theo sách Lược khảo đường phố Hải Phòng của Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng xuất bản năm 1993, thì bến phà Bính lúc đầu gọi là bến đò Bính, do người ở huyện Thủy Nguyên lập ra chở khách từ huyện này sang nội thành Hải Phòng. 

Năm 1921, bến được người Pháp cải tạo và đặt tên là bến Tự Do. Sau giải phóng Hải Phòng năm 1955, bến được đổi tên là bến phà Bính.

Phà Bính là địa danh gắn với những chiến công oai hùng của quân và dân thành phố Cảng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong những ngày giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc dữ dội, phà Bính trở thành một trọng điểm hứng chịu bom đạn của địch, nhưng chưa bao giờ dừng hoạt động…

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bến phà Bính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - tập thể duy nhất của ngành giao thông vận tải Hải Phòng có được vinh dự cao quý này.

Nhiều người dân Hải Phòng lưu luyến khi phà Bính dừng lại nên cố gắng đi trên chuyến cuối cùng.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường bộ Hải Phòng Triệu Hạo Nhiên, trước khi thông xe cầu Bính năm 2005, mỗi ngày bến phà Bính vận chuyển trên 600 lượt xe cơ giới, từ 2 đến 3 vạn lượt người qua sông. Bến phà này còn có thể đón xe tăng và các loại trang bị vũ khí hạng nặng lên xuống phà.

Từ tháng 5-2005, cầu Bính chính thức đưa vào sử dụng, khai thác, phà Bính chỉ còn 1 phà nhỏ hoạt động từ 4 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Phà chuyên chở phương tiện xe máy, xe đạp, xe thô sơ chở hàng, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt đi lại của người dân các xã Tân Dương, Dương Quan (huyện Thủy Nguyên) để sang nội thành Hải Phòng. Trung bình mỗi ngày phà vận chuyển 550 lượt người, xe máy, xe đạp qua sông.

Qua gần gần 100 năm bền bỉ cống hiến hết sức mình chở khách qua sông, đến nay khi phà Bính đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, vĩnh viễn dừng hoạt động đã để lại biết bao tình cảm lưu luyến cho người dân đất Cảng.

Anh Vũ Đức Hòa, ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên bồi hồi tâm sự, những năm trước đây khi chưa có cầu Bính mình phải thường xuyên qua phà. Kể cả đến khi có cầu Bính, nhưng do vị trí cầu nằm khá xa trung tâm thành phố nên mình vẫn thỉnh thoảng cùng người 2 bên sông qua phà. Hôm nay là ngày cuối cùng nên anh Hòa sẽ đi lại một lần nữa để nhớ về kỉ niệm đi phà ngày xưa…

Cũng giống như anh Hòa, Hoàng Mạnh Sơn, ở xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên trước đây hàng ngày qua phà Bính sang Thành phố làm việc. Đến nay khi hay tin phà dừng hoạt động thì cũng lặn lội trở lại để được đi chuyến phà Bính cuối cùng…

V. Huy

Ngày 29/5, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tổ chức Hội nghị “điểm” Sơ kết công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về công tác bảo đảm ANTT trong xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy.

Nằm trong chương trình phối hợp công tác tuyên truyền giữa Công an tỉnh Yên Bái và Cục Truyền thông CAND, Bộ Công an, ngày 29/5, đoàn phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài lực lượng CAND vừa có chuyến nghiên cứu thực tế tại Yên Bái. Đoàn do Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND làm trưởng đoàn.

Với chủ đề “Đón kỷ nguyên mới”, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) sẽ chính thức khai mạc vào tối 31/5 tới, quy tụ 10 đội pháo hoa đến từ 3 châu lục. Đây là mùa lễ hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của một trong những sự kiện văn hóa – du lịch tầm cỡ hàng đầu châu Á.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức đánh giá, Luật Căn cước vô cùng tiến bộ khi đưa ra 1 chế định là cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, đồng thời đề nghị Điều 19, Điều 23 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam cần bổ sung đối tượng này, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an rà soát cụ thể.

Sau hai ngày xét xử sơ thẩm và nghị án, chiều 29/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương). Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lộc An 11 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Ngày 13/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo của bị cáo Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) và 10 bị cáo liên quan trong vụ án “Chuyến bay giải cứu, giai đoạn 2”. Trong đơn, bị cáo Trần Tùng và các bị cáo khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.