Người cựu chiến binh hiến 10.000m2 đất xây dựng nghĩa trang nhân dân

10:33 13/06/2015
Với mong muốn chấm dứt cảnh mai táng, chôn cất người chết tùy tiện của người dân, cựu chiến binh Trần Trọng Dương (55 tuổi, trú thôn 9, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) tình nguyện hiến 10.000m2 đất để chính quyền xã xây dựng nghĩa trang nhân dân. Nghĩa cử cao đẹp của ông Dương khiến nhiều người cảm phục…
Chúng tôi trò chuyện với ông Dương giữa khu đồi bạt ngàn cây cao su, dưới cái nắng oi bức của tháng 6. Vừa dừng tay lấy mủ cao su, quệt vội giọt mồ hôi trên trán, ông Dương cho biết, quê ông ở Yên Định, Thanh Hóa. Năm 18 tuổi, ông được nhận vào làm công nhân của Nông trường Thống Nhất. Đến tháng 7/1979, như bao bạn bè cùng trang lứa, ông tự nguyện lên đường nhập ngũ và làm nhiệm vụ tại Quân khu 4. Sau khi xuất ngũ, ông ở lại miền núi Nam Đông lập nghiệp.

Ban đầu, ông gặp nhiều khó khăn, khi không thông thuộc địa bàn và bất đồng ngôn ngữ với bà con dân tộc thiểu số nơi đây. Nhưng bằng bản lĩnh của người lính Cụ Hồ, ông đã vượt qua quãng thời gian thử thách lớn nhất trong cuộc đời. “Lúc mới lên vùng núi này lập nghiệp, tui xin vào làm việc tại nông trường chè; năm 1997, nông trường chè chuyển đổi thành nông trường cao su nên tui chuyển sang trồng cây cao su. Biết rõ cây cao su là cây trồng kinh tế chủ lực ở vùng đất khô hạn nơi đây nên vợ chồng tui đã ra sức phát quang đồi núi, mở rộng diện tích trồng cao su lên trên 3ha. Nhờ thu nhập từ việc bán mủ mà đời sống của gia đình có phần khấm khá hơn trước rất nhiều”, ông Dương bồi hồi nhớ lại.

Ngoài chú tâm phát triển kinh tế hộ gia đình, ông Dương còn tích cực tham gia các phong trào, góp sức xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp. Tháng 6/2010, khi xã Hương Hòa được tỉnh Thừa Thiên- Huế chọn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), ông quyết định hiến 400m² đất và hàng chục ngày công làm đường dân sinh.

“Khi nghe UBND xã phát động phong trào người dân hiến đất xây dựng nghĩa trang nhân dân, tui quyết định hiến tặng 10.000m² đất trên vườn đồi của gia đình. Bởi lẽ, nghĩa trang nhân dân là một phần trong các tiêu chí NTM nên gia đình tui chấp nhận không trồng cao su trên khu đất này nữa để giúp địa phương sớm về đích NTM đúng kế hoạch”, ông Dương tâm sự.

Cựu chiến binh Trần Trọng Dương.

Nói rồi ông dẫn chúng tôi băng qua một chặng đường núi đến khu đất do ông hiến tặng để địa phương xây dựng nghĩa trang. Nhìn khu đất rộng lớn đã được xã Hương Hòa quy hoạch để chuẩn bị xây dựng nghĩa trang, ông bày tỏ: “Nếu khu đất này gia đình trồng cao su thì bình quân mỗi năm sẽ cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng, nhưng tui nghĩ, mình hiến tặng mảnh đất này để làm nghĩa trang thì có ý nghĩa nhân văn hơn. Giờ chỉ mong địa phương sớm triển khai xây dựng khu nghĩa trang để giúp người dân có nơi mai táng người chết đàng hoàng, chấm dứt cảnh chôn cất tùy tiện như trước”.

Nói về việc làm của ông Dương, ông Phan Gia Điền, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Hòa khẳng định: “Nhờ những đóng góp thầm lặng của ông Dương, đặc biệt là việc gia đình ông hiến tặng 10.000m² đất và nhiều tài sản trên đất đã giúp địa phương sớm được công nhận đạt chuẩn NTM vào đầu năm 2014. Trước những thành tích trên, ông Dương được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên- Huế tặng bằng khen do có thành tích xuất sắc về thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Anh Khoa

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文