"Đội nắng”, đi bộ hàng cây số gùi nước về sinh hoạt

14:15 22/04/2020
Do nắng hạn kéo dài, các bể chứa nước tự chảy bị xuống cấp, đường ống dẫn nước gặp sự cố nên người dân một số địa phương miền núi của tỉnh Quảng Nam phải đi bộ hàng cây số để gùi nước về sinh hoạt.

Dưới cái nắng trưa oi ả, chị Ka Phu Thị Tiên (trú thôn Pà Ôn, xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) mang mấy chai nhựa nhỏ bỏ vào trong chiếc gùi rồi đi bộ sang gia đình cách nhà hơn 100m để xin lấy nước về sinh hoạt.

Người dân thôn Pà Ôn, xã Cà Dy đến hộ gia đình có bể nước tự chảy còn hoạt động lấy nước về dùng.
Chị Tiên cặm cụi lấy từng can nước để mang về sử dụng.
Người dân xã Cà Dy "đội nắng" đi gùi nước về dùng cho sinh hoạt.

“Bình thường tôi phải đi bộ gần 2km để lên suối C5 lấy nước về dùng. Hôm nay trời nắng quá nên tôi qua chỗ nhà hàng xóm xin nước về dùng tạm, chứ đi bộ xa mệt quá. Nơi tôi ở có mấy bể chứa nước tự chảy đã xuống cấp, không còn nước mấy tháng nay rồi. Thiếu nước dùng, khổ lắm”, chị Tiên chia sẻ.

Cách nhà chị Tiên không xa, gia đình ông A Lăng Dũng nằm sát bên một bể chứa nước tự chảy, song vẫn phải ngày ngày đi gùi nước về dùng. Ông Dũng cho biết bể chứa nước tự chảy sát nhà ông được đưa vào sử dụng nhiều năm trước. Nhưng mấy tháng nay, bể chứa nước bị xuống cấp, đường ống nước gặp sự cố nên nước không về nữa. Do đó, hàng chục hộ dân tại thôn Pà Ôn, xã Cà Dy phải ngày ngày đi gùi nước về để sinh hoạt.

Một bể chứa nước tự chảy tại thôn Pà Ôn, xã Cà Dy cỏ mọc um tùm, không còn hoạt động.
Bể nước trơ đáy, chỉ có lá cây mục bên trong.

Trao đổi với phóng viên CAND, ông Doãn Bing, Chủ tịch UBND xã Cà Dy, huyện Nam Giang, cho biết người dân địa phương sử dụng nguồn nước tự chảy được kéo từ các khe, suối về các bể chứa nước để sử dụng.

Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài dẫn đến các khe suối bị cạn nước, một số bể chứa nước gặp sự cố nên hiện nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Cà Dy đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Việc thiếu nước sinh hoạt khiến cuộc sống của người dân xã Cà Dy gặp rất nhiều khó khăn.

Qua tìm hiểu, ngoài xã Cà Dy, một số nơi khác của huyện Nam Giang cũng đang xuất hiện tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt. Ông A Vô Tô Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, xác nhận đã đi kiểm tra thực tế việc người dân thiếu nước sinh hoạt.

Theo ông Phương, nguyên nhân là do các công trình nước sạch được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 134, 135 trước đây trên địa bàn huyện đã xuống cấp, hư hỏng và do suối đầu nguồn đã cạn kiệt nên nước chảy về qua đường ống rất yếu. Để có nước sinh hoạt, bà con phải đi hàng cây số để gùi từng can nước về sử dụng.

Trước thực trạng đó, UBND huyện Nam Giang đã yêu cầu các phòng, ban chức năng của huyện phối hợp với UBND xã Cà Dy, thị trấn Thạnh Mỹ, xã Chà Vàl tiến hành kiểm tra hiện trạng, đề xuất UBND huyện phương án cụ thể để sửa chữa, nâng cấp kịp thời các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt.

Riêng tại xã Cà Dy, trước ngày 30/4, tổ chức đấu thầu, thi công hạng mục nước sinh hoạt cho một số thôn của xã Cà Dy, nguồn nước lấy từ suối C5.

Ông Phương cùng lãnh đạo xã Cà Dy kiểm tra bể chứa nước tự chảy tại làng Rô, xã Cà Dy.
Ông Phương (mặc áo trắng) cùng lãnh đạo xã Cà Dy kiểm tra thực tế nguồn nước tại suối C5.

UBND các xã Cà Dy, Chà Vàl kiểm tra, chỉ đạo các thôn tổ chức khơi thông hệ thống dẫn nước vào các bể chứa tại các thôn; điều tiết lượng nước cho các thôn một cách hợp lý, tránh trường hợp sử dụng nước lãng phí tại các điểm dân cư đầu nguồn nhằm đảm bảo thôn nào cũng có nước sinh hoạt.

Tại xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân cũng đang trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt do nắng hạn kéo dài. Ông Nguyễn Chí Sâm, Chủ tịch UBND xã Phước Xuân, cho biết hàng trăm hộ dân tại thôn Lao Đu, xã Phước Xuân cũng phải ngày ngày mang can nhựa đi lên các khe suối hoặc qua nhà hàng xóm có nước tự chảy để lấy nước về dùng.

Nhằm giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt của người dân thôn Lao Đu, chính quyền xã Phước Xuân đang lên kế hoạch làm 2 giếng khoan để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân. Về lâu dài, xã Phước Xuân sẽ xây dựng mới hệ thống nước tự chảy đưa nước từ khe Đăk Cau về thôn Lao Đu.


Ngọc Thi

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文