Người khuyết tật sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn
- Chế độ phụ cấp đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cho người khuyết tật/ Sẽ hoàn thiện hạ tầng phục vụ người khuyết tật tại các cảng hàng không
Đến nay, Thông tư trên đã lạc hậu sau 6 năm thi hành, khi chỉ quy định 33 danh mục kỹ thuật PHCN và số ngày bình quân một đợt điều trị của 4 bệnh, nhóm bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong khi chuyên ngành PHCN đã phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới. Vì thế, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản để áp dụng triển khai trong các cơ sở KCB và PHCN lên 248 danh mục kỹ thuật PHCN. Nhưng trước tốc độ phát triển của chuyên ngành PHCN và nhu cầu của người bệnh, Thông tư đã không còn phù hợp, gây khó khăn cho cả cán bộ y tế lẫn người bệnh khi sử dụng thẻ BHYT. Đây chính là lý do để Bộ Y tế phối hợp với BHYT lấy ý kiến để tháo gỡ những điều chưa phù hợp đó.
Sẽ có thêm 25 kỹ thuật PHCN được BHYT chi trả. |
Dự thảo Thông tư sẽ tăng thêm 25 kỹ thuật PHCN nữa so với Thông tư 11 để đảm bảo quyền và lợi ích của người khuyết tật, bảo vệ quyền con người trong chăm sóc sức khỏe. Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Thông tư này mang lại nhiều quyền lợi cho người bệnh, tuy nhiên, danh mục dụng cụ chỉnh hình và vật tư y tế cần đầy đủ, như có thêm xe lăn, tay giả chân giả; đệm chống loét các loại., thêm nẹp bụng các loại, khung đai nẹp các loại vv… cho người bệnh để được BHYT thanh toán.
Mặc dù Thông tư ra đời tạo nhiều điều kiện cho người bệnh, nhưng việc thanh toán cho các đối tượng ở nông thôn vẫn khó vì thiếu đội ngũ y, bác sĩ PHCN để kê đơn, xác nhận để người bệnh được hưởng BHYT. Cũng cần thống nhất danh mục giữa các Thông tư đã có và Thông tư sắp ban hành vì BHYT đòi hỏi câu chữ rõ ràng mới thanh toán, nếu không sẽ bị xuất toán.
TS Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách, BHXH Việt Nam nhấn mạnh: Với dự thảo Thông tư này, những bất cập của Thông tư 11 đã được hủy bỏ, như qui định về nhóm bệnh được PHCN và ngày điều trị bình quân. Tuy nhiên, vấn đề hiện chưa có lời giải là vật tư y tế tái sử dụng. Quan điểm của BHXH Việt Nam là BHYT phục vụ trước hết cho việc điều trị.
Nhưng Thông tư cần đề cập rõ về xe lăn, dây đeo, dụng cụ tập đi là phát luôn cho người bệnh hay không? Loại xe lăn nào? Cấp xe lăn một lần hay mấy năm một lần? Cách thức thanh toán ra sao, vì cần phải có cơ chế và điều kiện thanh toán cho BHYT. Đại diện BHXH Việt Nam mong muốn Bộ Y tế ban hành Thông tư trong năm 2015, để có thể thực hiện trong quý I/2016 và cam kết tham gia tích cực cùng Bộ Y tế hoàn thiện Thông tư và dù Bộ Y tế ban hành Thông tư nội dung thế nào, BHXH Việt Nam cũng thực hiện nghiêm túc.