Lời khai gây sốc của người phụ nữ lăng mạ CSGT

17:18 28/05/2017
Từng đăng ký tham gia hội thi thơ nên được cấp thẻ ra vào của Tạp chí Hội người cao tuổi. Biết là thẻ không có giá trị nhưng chị Nguyệt vẫn trình thẻ ra xin xe vi phạm giao thông.

Khoảng 11h trưa nay, 28-5, người phụ nữ có hành vi lăng mạ, chửi bới CSGT tên là Nguyễn Thị Nguyệt (41 tuổi), quê ở Phú Thọ, địa chỉ thường trú tại Tập thể Công ty CTGT, 134 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội; chỗ ở hiện tại số 15, ngõ 7 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội đã đến Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa làm việc theo giấy triệu tập.

Tại đây, chị Nguyệt khai nhận, bản thân chị đã có hành vi chửi, to tiếng xúc phạm, gây ảnh hưởng tới các đồng chí CSGT đang làm việc tại chốt Chùa Bộc – Tôn Thất Tùng ngày 25-5.

Chị Nguyệt làm việc tại cơ quan điều tra.

Theo đó, khoảng hơn 8h ngày 25-5, khi chị đang ngủ ở nhà thì có điện thoại của anh Nguyễn Đức Thắng (37 tuổi) bảo chị mang giấy tờ xe ra chốt để kiểm tra vì anh này đang bị CSGT xử lý vi phạm giao thông (xe của chị Nguyệt cho anh Thắng mượn). Do giấy tờ xe mang tên chị nên chị đã cầm giấy tờ xuất trình cho lực lượng CSGT.

Khi xuất trình, chị Nguyệt đề nghị CSGT “cho nộp phạt luôn để lấy xe đi lại”, đồng thời cầm thẻ ra vào cơ quan Tạp chí Hội người cao tuổi (12 Lê Hồng Phong, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và nói trước có làm ở cơ quan này, xin đồng chí CSGT tạo điều kiện.

Đồng chí CSGT không đồng ý và khẳng định không thể giải quyết theo như chị Nguyệt nói. Chị Nguyệt liền gọi cho anh rể để nhờ xin hộ. Anh rể bảo chị chuyển điện thoại cho CSGT nhưng đồng chí CSGT không đồng ý nghe máy. Chị Nguyệt bức xúc nên đã có hành vi chửi bậy…

Đồng chí CSGT sau đó đã dùng điện thoại quay lại, chị Nguyệt tiếp tục có lời nói to, chửi bới xúc phạm, xưng “mày – tao” với đồng chí CSGT tên Quyền. Một lúc sau thấy không xin được, chị này bỏ về. Khi về nhà chị Nguyệt thấy sự việc đó là sai nên đã cắt và vứt thẻ vào thùng rác. Chiều cùng ngày chị thấy trên mạng xã hội xuất hiện clip trên, đúng như những gì đã diễn ra.

Chị Nguyệt ký vào bản kiểm điểm vi phạm.

Trả lời về việc có hành động lăng mạ, xúc phạm CSGT, chị Nguyệt cho biết do lúc đó quá bức xúc và bực tức nên không kiềm chế được bản thân, lý do là đồng chí CSGT không nghe điện thoại và xin mà không được giải quyết.

Được biết, chị Nguyệt đã có chồng và hai con, chưa có tiền án, tiền sự. Chị học đến lớp 6 thì bỏ, sau đó lao động tự do và kể từ khi lập gia đình (năm 1994) thì ở nhà nội trợ. 

Làm việc với cán bộ điều tra, ban đầu chị Nguyệt liên tục cho rằng, việc chị bức xúc là đúng vì đồng chí CSGT đã không nghe điện thoại của chị và chị cũng không đồng ý trả lời phỏng vấn báo chí, trừ khi chị làm việc trực tiếp với đồng chí Quyền. Nhưng sau khi được Cơ quan điều tra giải thích, chị Nguyệt đã đồng ý trả lời các cơ quan báo chí, nhận lỗi và công khai xin lỗi đồng chí Quyền và các đồng chí CSGT trước truyền thông.

Hiện vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa tiếp tục điều tra, làm rõ.

“Biết thẻ không có giá trị nhưng nghĩ vẫn xin được nên đưa ra”

Về việc có hay không hành vi mạo danh nhà báo, chị Nguyệt trình bày: “Tôi có nói, tôi làm báo hay không thì đồng chí phải biết, chứ tôi không nói gì liên quan đến việc tôi làm báo cả”. 

Đối với chiếc thẻ dùng để xin CSGT, chị Nguyệt khẳng định đó là thẻ ra vào của cơ quan Tạp chí Hội người cao tuổi. Năm 2007, chị này được một người bạn rủ tham gia hội thi thơ của tạp chí nên được cấp thẻ ra vào, chị có sử dụng để ra vào cơ quan trong thời gian ngắn.

Khoảng 2 tuần sau không tham gia được nhưng chị vẫn tiếp tục giữ thẻ, cũng không để ý trên thẻ có ghi hạn sử dụng hay không. Tuy nhiên chị này cũng không phủ định ý đồ muốn lợi dụng uy tín của cán bộ, phóng viên làm ở tạp chí để xin bỏ qua lỗi vi phạm. 

“Tôi biết là thẻ không có giá trị gì nhưng nghĩ là vẫn có tác dụng xin được nên đưa ra” – chị Nguyệt cho hay.

An Quỳnh

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文