Nguy hiểm từ những cây cầu dân sinh xuống cấp

11:02 28/10/2019
Sau những trận mưa lớn, nước lũ từ thượng nguồn suối Bà Lúa đổ về quá lớn đã cuốn gãy đổ lan can 2 bên cầu và làm rung lắc dầm cầu gây mất an toàn cho người dân và phương tiện lưu thông qua lại.


Những ngày qua, UBND phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã phải rào đóng 2 đầu cầu, chính thức cấm người dân cũng như phương tiện lưu thông qua cầu dân sinh bắc qua suối Bà Lúa.

Nguyên nhân là sau những trận mưa lớn, nước lũ từ thượng nguồn suối Bà Lúa đổ về quá lớn đã cuốn gãy đổ lan can 2 bên cầu và làm rung lắc dầm cầu gây mất an toàn cho người dân và phương tiện lưu thông qua lại. 

Đây cũng là cây cầu mà vào tháng 5-2019 vừa qua, nước lũ tràn về gây ngập sâu khiến 2 học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh trong lúc đi qua cầu đã bị nước lũ cuốn trôi, tử vong.

Còn đó nỗi lo từ những cây cầu dân sinh đã bị nước lũ phá hỏng.

Bà Nguyễn Thị Cường, một người dân ở khu phố 1, phường Long Bình Tân cho biết, mỗi khi có mưa là người dân khu vực này phải vòng qua lối khác để về nhà chứ không dám đi qua cầu. Đặc biệt là khi có mưa, trẻ em sống gần khu vực cầu dân sinh đều không được ra khỏi nhà vì có những hộ dân bị nước ngập gần cả mét do rác và cây lèn chặt ở gầm cầu khiến nước dâng cao. 

“Tuyến đường liên khu phố có cầu dân sinh tại khu phố 1 có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông rất lớn. Do đó, người dân chúng tôi rất mong chính quyền sớm có giải pháp hỗ trợ khắc phục, sửa chữa để có cây cầu rộng rãi, đảm bảo an toàn cho người dân qua lại”, ông Đoàn Hữu Đình, một người dân sống gần khu vực suối Bà Lúa chia sẻ thêm.

Theo lãnh đạo UBND phường Long Bình Tân, suối Bà Lúa chảy qua địa phận phường dài khoảng 3km đã có chủ trương đầu tư nạo vét với kinh phí gần 100 tỷ đồng. Song thực tế, nhiều hộ đã lấn chiếm hành lang suối nên công tác xác định lại ranh giới khó khăn và kéo dài. 

Hiện địa phương cũng đang tập trung thực hiện công tác đền bù hỗ trợ đối với người dân có đất bị thu hồi đồng thời lên phương án giải tỏa đối với những hộ lấn chiếm hành lang con suối. 

Trước tình hình này, những ngày gần đây, tổ Địa chính trật tự xây dựng của UBND phường đã đo vẽ, sơn kẻ lại mốc ranh giới hành lang suối để sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng thực hiện việc nạo vét suối cải tạo suối Bà Lúa.

Không phải chỉ tại Long Bình Tân, nhiều cây cầu dân sinh tại TP Biên Hòa thường xuyên bị ngập, gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông mỗi khi có mưa lớn. 

Mới đây nhất, tối 18-9, tại phường Phước Tân, ông Châu Sang (50 tuổi) lưu thông qua cầu dân sinh bắc qua suối Tân Cang cũng đã bị nước lũ cuốn trôi tử vong. 

Trước đó, tối 8-9 tại phường Trảng Dài, cầu Kim Bích bắc qua suối Săn Máu cũng đã bị nước lũ cuốn gãy lan can, sau đó tiếp tục cuốn trôi ôtô chở 4 người bên trong, may mắn cả 4 người đã được cứu kịp thời. 

Sau tai nạn xảy ra các vụ việc kể trên, lãnh đạo TP Biên Hòa đã yêu cầu kiểm tra, khắc phục bằng việc lắp đặt mới hệ thống lan can cầu và 3 đường dẫn vào cầu với chiều dài khoảng 100m cao 2m nhằm đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông qua cầu.

Theo ghi nhận của PV Báo CAND, trên dòng suối Săn Máu - đoạn từ cầu Săn Máu lên đến phường Hố Nai, còn đến 5 cây cầu dân sinh đang tiềm ẩn nguy cơ tương tự. Trong khi dự án nạo vét cải tạo giai đoạn 2 của tuyến suối này vẫn chưa thể thực hiện. 

Ông Nguyễn Văn Mạnh, người dân phường Trảng Dài cho rằng chính quyền địa phương cần sớm triển khai dự án nạo vét suối Săn Máu giai đoạn 2 để người dân an tâm về mùa mưa. Trước thực trạng nguy hiểm rình rập tại các cây cầu dân sinh, người dân ở những địa bàn có cầu dân sinh bắc qua suối đang trông chờ các ngành chức năng của địa phương sớm có biện pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm đảm bảo an toàn cho người dân mỗi khi có mưa lớn.

Bảo Sơn

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文