Nhân viên Trạm 67 kể lại giây phút may mắn thoát nạn

07:19 17/10/2020
“Sau khi trở về nhà không bao lâu thì tôi nhận được thông tin là đoàn công tác có 13 người nghỉ dừng chân trong đêm tại Trạm bị sạt lở đất chôn vùi. Nghe tin này mà tôi thật sự xót xa, bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Bởi nếu lúc đó tôi và đồng nghiệp không quay trở ra thì chắc chắn cũng sẽ không còn ngồi ở đây để nói chuyện với các anh nữa rồi…”, hướng ánh mắt nhìn xa xăm, ông Đông buồn bã kể tiếp.

Sau khi xảy ra vụ sạt lở đất tại Trạm bảo vệ rừng Tiểu khu 67 đóng trên đường vào thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), chúng tôi đã tìm gặp ông Hoàng Phước Đông (SN 1959, ở thôn Bình An, xã Phong Xuân), là nhân viên Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67 thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Ngồi trong căn nhà cấp 4 nằm gần trụ sở UBND xã Phong Xuân, ông Đông vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ sạt lở đất kinh hoàng khiến 13 CBCS trong đoàn công tác của Quân Khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế hy sinh.

Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67 trước thời điểm sạt lở đất.

Ông Đông kể lại, trước thời điểm xảy ra vụ sạt lở, địa bàn xã Phong Xuân có mưa rất lớn. Như công việc mọi ngày, trong sáng 12/10, ông Đông cùng với ông Hồ Ấn là nhân viên của Trạm chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết, sau đó chạy xe máy theo tuyến đường 71 vào Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67.

Tuy nhiên, khi đang trên đường vào Trạm, nhận thấy mưa lớn, nguy hiểm nên ông Đông và ông Ấn được lãnh đạo Trạm thông báo thời tiết có mưa lớn, diễn biến phức tạp nên 2 người đã xin phép để quay trở về nhà.

Ông Hoàng Phước Đông kể lại việc giúp lưc lượng cứu nạn xác định chính xác các vị trí tại Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67 để phục vụ công tác tìm kiếm các nạn nhân.

“Sau khi trở về nhà không bao lâu thì tôi nhận được thông tin là đoàn công tác có 13 người nghỉ dừng chân trong đêm tại Trạm bị sạt lở đất chôn vùi. Nghe tin này mà tôi thật sự xót xa, bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Bởi nếu lúc đó tôi và đồng nghiệp không quay trở ra thì chắc chắn cũng sẽ không còn ngồi ở đây để nói chuyện với các anh nữa rồi…”, hướng ánh mắt nhìn xa xăm, ông Đông buồn bã kể tiếp.

Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67 sau khi sạt lở đất.

Nhằm triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thành lập Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tại khu vực các nhà máy thủy điện trên sông Rào Trăng và đường 71. Đồng thời thiết lập Sở Chỉ huy tiền phương đóng tại trụ sở UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền để chỉ huy công tác cứu hộ, cứu nạn.

Với mục đích khoanh vùng nhằm mở rộng khu vực tìm kiếm, lực lượng cứu nạn đã nhờ đến ông Hoàng Phước Đông đi vào hiện trường xác định các vị trí trọng điểm phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn chạy đua với thời gian tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67.

“Tôi chuyển về làm việc tại Trạm từ năm 2016. Từ đó đến nay, Trạm là ngôi nhà thứ 2 của tôi và lực lượng bảo vệ rừng. Tuy nhiên, lúc vào lại hiện trường, cảnh tượng kinh hoàng khi một khối lượng lớn đất đá sạt lở đã san phẳng khu vực và nhà Trạm. Bộ bàn ghế mà tôi và đồng nghiệp hay ngồi uống trà mỗi sáng sớm cũng như mọi thứ đều bị vùi sâu khoảng 2m dưới lớp đất đồi”, ông Đông xót xa kể lại.

Đến tối 15/10, 13 thi thể cán bộ, chiến sĩ hy sinh được tìm thấy tại Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67.

Sau khi được các cán bộ trong đoàn cứu nạn nhờ xác định các vị trí, ông Đông đã lấy những cành cây lớn cắm xuống đất để đánh dấu phòng nghỉ, phòng làm việc, khu nhà bếp… của Trạm. “Thật sự quá bàng hoàng và xót xa. Tôi chắc chắn các cán bộ, chiến sĩ đang nằm dưới ấy…”, chỉ tay về hướng cành cây vừa được cắm xuống đất, ông Đông nghẹn ngào nói với các cán bộ trong đoàn cứu nạn.

Thi thể các cán bộ, chiến sĩ hy sinh được đưa về Nhà tang lễ 268, TP Huế.

Lực lượng cứu hộ đã nỗ lực, tranh thủ từng giờ, từng phút, chạy đua với thời gian tìm kiếm các nạn nhân tại Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67. Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng cứu nạn xác định được vị trí đoàn 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích tại Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67.

Dù thời tiết có mưa, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm nhưng với quyết tâm cao độ, khắc phục mọi khó khăn về địa hình, thời tiết nên đến tối ngày 15/10, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy 13 thi thể cán bộ, chiến sĩ trong đoàn công tác tại khu vực này. Các thi thể được đưa về Bệnh viện 268, sau đó lễ truy điệu sẽ tổ chức chung tại Nhà tang lễ 268, TP Huế.

Theo lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, dự kiến lễ viếng 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh được diễn ra từ 7 đến 11h sáng 18/10; lễ truy điệu được tổ chức từ 11 đến 12h cùng ngày.


Anh Khoa

Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ đóng vào 17h ngày 28/7, do đó thí sinh cần ghi nhớ mốc thời gian này. Các em cần cập nhật các dữ liệu sử dụng cho việc xét tuyển như: Các chứng chỉ ngoại ngữ, kết quả đánh giá năng lực, các chứng nhận ưu tiên khu vực, đối tượng… để không bỏ sót điểm cộng theo quy định.

Dưới cái nắng oi ả của những ngày hè miền Bắc, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ vẫn say sưa luyện tập hoạt động diễu binh diễu hành cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2025) - A80.

Nhu cầu sát hạch, cấp GPLX của người dân Thủ đô là rất lớn, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã có đánh giá cụ thể tình hình và mở đợt cao điểm, huy động tối đa nguồn lực để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai, việc tổ chức các kỳ thi sát hạch lại đang gặp nhiều khó khăn cả từ cơ sở đào tạo cũng như thí sinh chưa dám thi vì thiếu tự tin.

Ngày 19/7, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết (SXH) tại phường Buôn Ma Thuột. Đây là trường hợp tử vong vì SXH đầu tiên trên địa bàn tỉnh từ đầu năm tới nay.

Vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên hoàn vào tối 16/7 trên đường Nguyễn Trác, đoạn trước toà nhà CT7 (phường Dương Nội, TP Hà Nội), tài xế gây tai nạn có nồng độ cồn rất cao, lên tới 0,861mg/1 lít khí thở, đâm vào 5 xe máy, khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương đưa đi cấp cứu, trong đó có 2 cháu nhỏ, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo “đã uống rượu bia thì không lái xe”.

Lực lượng chức năng đã kịp thời ngăn chặn cháy lan và bảo vệ được gần 1.000m2 các kho xưởng xung quanh; tổ chức di rời nhiều tài sản, vật dụng, xe ô tô và các phương tiện khác; hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản cho người dân, doanh nghiệp. Quá trình chữa cháy, 1 cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH bị ngạt khói được đưa đi bệnh viện kiểm tra, sức khỏe đã ổn định.

Những ngày giữa tháng 7/2025, khi Công an TP Hà Nội bước sang một phương thức quản lý, vận hành mới, không tổ chức Công an cấp huyện và sắp xếp lại 526 Công an xã, phường, thị trấn xuống còn 126 Công an phường, xã (giảm 400 đầu mối) theo sự sáp nhập đơn vị hành chính, chúng tôi có mặt tại Công an phường Hoàng Liệt.

Ngày 19/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đang mở rộng điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại địa chỉ 530A Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Thạnh Mỹ Tây), theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 489 ngày 21/10/2024 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh cũ.

Núp bóng những tour giá rẻ, combo khách sạn sang trọng hay vé máy bay "siêu hời", hàng loạt chiêu trò tinh vi đang đánh vào tâm lý ham rẻ, nhẹ dạ của người dân muốn có một kỳ nghỉ hè thoải mái.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.