Nhiều cán bộ bị kỷ luật do rừng phòng hộ bị lâm tặc “xẻ thịt”

13:33 06/10/2018
Nhiều cán bộ Đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới đã bị kỷ luật do để xảy ra tình trạng lâm tặc phá rừng lấy gỗ tại các tiểu khu của rừng phòng hộ. 

Sáng 6-10, ông Văn Thân, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới (tỉnh Thừa Thiên- Huế) cho biết, đơn vị vừa có hình thức kỷ luật đối với 8 cá nhân liên quan đến vụ việc rừng phòng hộ A Lưới bị chặt phá lấy gỗ.

Cụ thể, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Lê Văn Thoại, Đội trưởng Đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ để làm rõ trách nhiệm. Ngoài ra, 7 cán bộ của Đội bảo vệ rừng Mỏ Quạ cũng bị luân chuyển công tác đến địa bàn khác làm nhiệm vụ. 

Những gốc cây cổ thụ trong rừng phòng hộ A Lưới bị lâm tặc "xẻ thịt" lấy gỗ.

“Ngoài công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra làm rõ vụ phá rừng, hiện đơn vị đang tăng cường tuần tra, truy quét, đẩy đuổi lâm tặc vào phá rừng phòng hộ A Lưới nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý, bảo vệ rừng”, ông Thân nói.

Trước đó, Báo CAND có bài viết “Rừng phòng hộ A Lưới đang bị lâm tặc xẻ thịt từng ngày”, phản ánh việc lâm tặc lộng hành, ngang nhiên đưa máy móc vào phá rừng tại các tiểu khu thuộc rừng phòng hộ A Lưới. Khu vực này do Đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới bảo vệ. 

Nhiều phách gỗ vừa được cưa xẻ nằm trên mặt đất do lâm tặc chưa kịp vận chuyển ra ngoài.

Trong đó, tại tiểu khu 297 của rừng phòng hộ A Lưới có nhiều cây gỗ bị lâm tặc đốn hạ chỉ còn sót lại những gốc cây trơ trụi do bị lâm tặc đốn hạ lấy gỗ. Ngoài ra, nhiều thân cây gỗ lớn đã bị đốn hạ trước đó chưa kịp xẻ phách nằm chỏng chơ dọc triền đồi núi. Riêng tại khu vực rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 311 (thuộc địa bàn xã Hương Phong, huyện A Lưới) và khu vực khe Bưởi cũng có nhiều phách gỗ đã được cưa xẻ vẫn còn ứa nhựa tươi chưa kịp vận chuyển ra ngoài. Nhiều người dân ở địa phương cho biết, ban đêm họ bắt gặp nhiều xe máy chở gỗ đi từ phía rừng phòng hộ ra nhưng không biết điểm tập kết là ở đâu.

Một thân cây gỗ quý trong rừng phòng hộ A Lưới bị đốn hạ trơ gốc.

Điều đáng nói, từ cầu Mỏ Quạ trên tuyến QL49A chỉ có một con đường độc đạo để dẫn vào các khu rừng đang bị lâm tặc tàn phá. Từ đầu đường vào, trước mặt trụ sở đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ có một cánh cổng lớn được dựng chắn ngang con đường để hạn chế người và phương tiện vào rừng. Thế nhưng suốt nhiều tháng qua, lâm tặc vẫn ngang nhiên vào rừng đốn gỗ, thậm chí dựng lán trại trong núi, đưa cả máy tời, cưa máy vào phá rừng.

Dấu vết chặt cây tại khu 297 của rừng phòng hộ A Lưới còn rất mới.

Sau khi xảy ra vụ việc phá rừng, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có văn bản yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới và Hạt Kiểm lâm A Lưới khẩn trương điều tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức để có hình thức xử lý kỷ luật; đồng thời cần chấn chỉnh ngay tình trạng quản lý bảo vệ rừng ở khu vực này.

Liên quan đến vụ việc này, Đại tá Nguyễn Minh Phương, Trưởng Công an huyện A Lưới còn cho biết, đơn vị đang tích cực phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh điều tra làm rõ vụ lâm tặc phá rừng lấy gỗ xảy ra tại các tiểu khu 297, 298, 311 thuộc rừng phòng hộ A Lưới.


Anh Khoa

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文