Nhiều công trình trái phép trong vùng bảo vệ di tích

09:18 06/09/2018
Di tích giếng ông Hồ Kỳ, thuộc quần thể Di tích Lịch sử địa đạo Kỳ Anh (thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

Tuy nhiên, do các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam không triển khai kế hoạch khoanh vùng bảo vệ nên đã xảy ra tình trạng người dân xây nhà trái phép trong khu vực di tích này, làm mất đi nguyên trạng cấu thành Di tích địa đạo Kỳ Anh…

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước sự đánh phá ác liệt của giặc, các chiến sĩ cách mạng đã biến giếng ông Hồ Kỳ thành miệng hầm địa đạo Kỳ Anh, ăn thông ra các kênh mương để cảnh giới, ẩn nấp và đánh trả những trận càn quét của giặc vào Tam Thăng. Hiện nay Di tích giếng ông Hồ Kỳ này nằm trong khu vực bảo vệ I, thuộc Di tích Lịch sử địa đạo Kỳ Anh. 

Theo biên bản quy định khu vực bảo vệ Di tích địa đạo Kỳ Anh của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) ngày 15-12-1994, thì trong khu vực I này tuyệt đối cấm mọi tổ chức, cá nhân xây dựng hay vi phạm, không được tự ý tháo dỡ, thay đổi vị trí hoặc làm hư hại giá trị vốn có của di tích. Tuy nhiên, thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đã không triển khai kế hoạch bảo vệ, dẫn đến di tích bị xâm hại.

Các công trình đang xây dựng trong khu vực bảo vệ Di tích giếng ông Hồ Kỳ.

Theo ghi nhận của chúng tôi, cả khu vực di tích này hiện chỉ có tấm biển báo được Trung tâm Văn hóa - thể thao TP Tam Kỳ dựng lên đã lâu. Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Lũy (trú thôn Vĩnh Bình) đã xây dựng xong phần móng cao hơn 3m, ngang với bằng mặt đường Nguyễn Văn Trỗi và cách Di tích giếng ông Hồ Kỳ chưa đầy 4m. 

Một hộ khác cũng đang tiến hành san lấp mặt bằng chuẩn bị xây dựng nhà ở cách tâm giếng chính chưa đến 10m và cách giếng phụ 1m. Hiện trường cho thấy, việc một số người dân xây dựng đã diễn ra trong thời gian dài. 

Trao đổi về sự việc, ông Lê Quang Đáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thăng cho biết, Di tích giếng ông Hồ Kỳ nằm trong diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân trước năm 1993. Theo quy định, bán kính bảo vệ di tích là 10m tính từ tâm giếng. 

Thời gian qua, do chưa xây dựng kế hoạch quản lý, khoanh vùng bảo vệ di tích cụ thể nên dẫn đến việc bà Lũy tự ý phá dỡ bờ tre xây dựng nhà trên diện tích đất của mình. Trung tâm Văn hóa - Thể thao TP Tam Kỳ đã kiểm tra, xác định bà Lũy phá dỡ bờ tre dọc tuyến địa đạo để xây dựng nhà ở cách tâm giếng nước ông Hồ Kỳ là 3,8m, xây dựng móng nhà tổng diện tích 127m², vượt 47m² so với diện tích đất ở đã cấp. 

Việc xây dựng này của bà Lũy đã làm mất đi nguyên trạng cấu thành Di tích địa đạo Kỳ Anh, do đó đơn vị này đã ra quyết định đình chỉ xây dựng đối với bà Lũy. UBND TP Tam Kỳ cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND xã Tam Thăng chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm việc với hộ bà Lũy. 

“Chúng tôi sẽ tiến hành đo phần khuôn viên đất tính từ tâm giếng bán kính 10m theo quy định. Nếu phần xây dựng trái phép nằm ngoài diện tích đất ở thì bắt buộc bà Lũy phải tự tháo dỡ công trình này. Phần còn lại, chúng tôi sẽ kiến nghị lên cấp trên có biện pháp giải quyết hợp lý. Còn việc một số hộ dân tiếp tục san lấp mặt bằng cạnh di tích thì đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra, ngăn chặn không để tiếp diễn tình trạng trên”, ông Đáng nói. 

Theo Khoản 3, Điều 3 của Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa 2009 đã quy định rõ: khu vực I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trong trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích.

Hà Vy

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文