Công bố kết quả tổng điều tra dân số vào tháng 7/2019

09:10 27/03/2019

Tổng cục Thống kê đang tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 với nhiều điểm mới như ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát phiếu mẫu, thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin. Kết quả của điều tra sẽ góp phần vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tiếp theo.



Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin

Ngày 26/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 772/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra Dân số và nhà ở (TĐTDS) năm 2019. Tổng điều tra sẽ tiến hành trên quy mô toàn quốc, nhằm thu thập thông tin về dân số và nhà ở cả nước, đáp ứng yêu cầu thông tin về dân số và nhà ở, phục vụ đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020; xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030.

Đối tượng của cuộc điều tra bao gồm tất cả người Việt Nam thường xuyên cư trú trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam tính đến thời điểm điều tra; người Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh ra nước ngoài trong thời hạn quy định; các trường hợp chết của hộ dân cư (gọi tắt là hộ) đã xảy ra từ ngày 1 Tết Âm lịch Mậu Tuất năm 2018 (tức ngày 16/2/2018 theo dương lịch) đến hết ngày 31/3/2019; nhà ở của hộ dân cư.

Thời điểm điều tra bắt đầu là 0 giờ ngày 1/4/2019; thời gian thu thập thông tin tại địa bàn trong 25 ngày, bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 1/4/2019, kết thúc chậm nhất vào ngày 25/4/2019.

Ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Ủy viên thường trực BCĐ TĐT Dân số và nhà ở Trung ương cho biết, so với cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở gần đây nhất (năm 2009), TĐTDS 2019 đã cải tiến cả về phương pháp và hình thức thu thập thông tin. Nếu như Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 chỉ sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp (điều tra viên thống kê phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra và ghi chép thông tin), TĐTDS 2019 áp dụng cả hai phương pháp là điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp (hộ dân cư tự cung cấp thông tin về dân số và nhà ở thông qua phiếu điều tra trực tuyến). Về hình thức thu thập thông tin, ngoài việc sử dụng hình thức phiếu giấy in sẵn như năm 2009, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 áp dụng thêm hai hình thức thu thập thông tin mới: Điều tra bằng phiếu điện tử trên thiết bị di động (còn gọi là CAPI) và điều tra bằng phiếu trực tuyến sử dụng internet (còn gọi là Webform).

Tổng điều tra 2019 sử dụng 2 phương pháp thu thập thông tin gồm  phỏng vấn trực tiếp (Điều tra viên đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử) và Hộ tự cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của Tổng điều tra (hộ được cung cấp tài khoản và mật khẩu để tự đăng nhập và tự cung cấp thông tin vào phiếu điện tử của Tổng điều tra – phiếu trực tuyến.

Do thay đổi về phương pháp và hình thức thu thập thông tin, nhiều công đoạn khác của Tổng điều tra cũng đã được thay đổi theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm: Lưu trữ và sử dụng sơ đồ nền xã/phường, lập danh sách thôn/tổ dân phố và địa bàn điều tra, lập và cập nhật Bảng kê hộ, chọn mẫu hộ, nhắn tin và gửi thư điện tử (email) đến các hộ đăng ký thực hiện Webform, kiểm tra và duyệt số liệu trực tuyến.Việc cải tiến này đem lại những lợi ích thiết thực trong nâng cao chất lượng số liệu, tăng tính minh bạch và chặt chẽ của quy trình sản xuất thông tin thống kê, rút ngắn thời gian công bố kết quả Tổng điều tra, giảm kinh phí điều tra thống kê trong dài hạn và phù hợp với xu hướng tổ chức điều tra của thế giới.

Sẽ công bố kết quả vào 7/2019

Theo đại diện Tổng cục thống kê, nội dung điều tra được chia thành 2 nhóm. Đối với điều tra toàn bộ (gồm 22 câu hỏi), điều tra các thông tin về dân số (các thông tin cá nhân: họ và tên, giới tính, tuổi; mối quan hệ với chủ hộ; dân tộc và tôn giáo; tình hình đi học hiện nay; trình độ học vấn và trình độ nghề, kỹ năng nghề; tình trạng biết đọc và biết viết; tình trạng hôn nhân; tình hình đăng ký khai sinh của trẻ em); thông tin về nhà ở của hộ (tình trạng nhà ở hiện tại; quy mô diện diện tích nhà ở; kết cấu nhà và loại vật liệu xây dựng chính; năm đưa vào sử dụng).

“Kết quả sơ bộ của Tổng điều tra sẽ được công bố vào tháng 7/2019; kết quả điều tra mẫu vào quý IV/2019; kết quả điều tra toàn bộ vào quý II/2020; các báo cáo phân tích chuyên đề vào quý IV/2020”, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết.

Đối với điều tra chọn mẫu (được tiến hành trên 15% dân số cả nước, với 65 câu hỏi), ngoài các câu có trong phiếu điều tra toàn bộ, còn có thêm các nhóm thông tin liên quan đến: Thông tin về dân số (tình trạng di cư (nơi cư trú cách đây 5 năm) và lý do di cư; tình trạng khuyết tật; tuổi kết hôn lần đầu; tình trạng lao động việc làm); Thông tin về lịch sử sinh của nữ vị thành niên từ 10 – 14 tuổi và phụ nữ từ 15 – 49 tuổi (tình hình sinh con; số con đã sinh, số con còn sống và số con đã chết; tháng, năm sinh và số con trai, con gái của lần sinh gần nhất; hỗ trợ của cán bộ y tế trong lần sinh con gần nhất); Thông tin về người chết (thông tin của người chết là thành viên của hộ; nguyên nhân chết, chết do thai sản); Thông tin về nhà ở (tình trạng sở hữu nhà ở; loại nhiên liệu (năng lượng) chính để thắp sáng và nấu ăn; nguồn nước chính sử dụng để ăn uống; loại hố xí đang sử dụng; một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ).

Thời điểm điều tra bắt đầu là 0 giờ ngày 1/4/2019; thời gian thu thập thông tin tại địa bàn trong 25 ngày, bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 1/4/2019, kết thúc chậm nhất vào ngày 25/4/2019.

Tổng điều tra 2019 sử dụng 2 phương pháp thu thập thông tin gồm  phỏng vấn trực tiếp (Điều tra viên đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử) và Hộ tự cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của Tổng điều tra (hộ được cung cấp tài khoản và mật khẩu để tự đăng nhập và tự cung cấp thông tin vào phiếu điện tử của Tổng điều tra – phiếu trực tuyến.

“Kết quả sơ bộ của Tổng điều tra sẽ được công bố vào tháng 7/2019; kết quả điều tra mẫu vào quý IV/2019; kết quả điều tra toàn bộ vào quý II/2020; các báo cáo phân tích chuyên đề vào quý IV/2020”, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết.


Lưu Hiệp

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文