Nhiều khó khăn trong tuần tra, ngăn chặn nạn phá rừng

08:35 04/06/2018
Ngày 3-6, chúng tôi có chuyến đi thực tế cùng lực lượng chức năng tại tiểu khu rừng 659A, thuộc địa bàn xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị). Có đi như thế này, chúng tôi mới tận mắt chứng kiến cảnh rừng ở đây bị chặt phá không thương tiếc; cũng như thấm thía được những gian nan, vất vả của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, bảo vệ rừng…


Trước chuyến đi này, từ nguồn tin báo của nhân dân, lực lượng liên ngành của 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông và tỉnh Quảng Trị đã tổ chức đi thực tế hiện trường. 

Vào lúc 7h ngày 10-5, tại khu vực rừng thuộc tiểu khu 659A cách ranh giới xã Hướng Hiệp, Đakrông với xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa chừng 600m, đã phát hiện 1 xe ôtô ben BKS 73L-8897 dừng giữa đường, không có người điều khiển, trên xe chở 23 hộp gỗ nhóm 3, 4 và 5 với tổng khối lượng hơn 6,6m3. 

Sang ngày 11-5, tại khu vực rừng giáp ranh giữa xã Hướng Sơn và đập tràn Khe Luôi thuộc thôn Kreng, xã Hướng Hiệp, lực lượng liên ngành tiếp tục phát hiện 13 cây rừng tự nhiên với đường kính từ 25-40cm đã bị đốn hạ và rất nhiều phách gỗ đã được cưa xẻ vuông vắn tập kết dọc ven suối. 

Quá trình thu gom, lực lượng chức năng thu được thêm 23 hộp gỗ, với tổng khối lượng 5,9m³… Trước tình trạng rừng bị chặt phá nghiêm trọng, chiều 15-5, UBND tỉnh Quảng Trị đã ký quyết định thành lập tổ chốt chặn bảo vệ rừng tại thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông. Tổ do ông Nguyễn Văn Vĩnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (HKL) Đakrông làm tổ trưởng; ông Võ Văn Sử, Hạt trưởng HKL Hướng Hóa làm tổ phó, với 14 thành viên. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Vĩnh cho hay, từ khi thành lập đi vào hoạt động đến nay, tổ không phát hiện thêm rừng ở tiểu khu 659A bị chặt phá, người dân vào rừng ngày càng trở nên thưa dần, bình quân mỗi ngày chỉ còn khoảng 20- 25 người vào vùng rừng này để thu hoạch các lâm sản cũ đã trồng trọt, sản xuất trước đó. Tuy nhiên, thực tế việc bám trụ, củng cố, giữ vững nhân lực tại chốt để làm nhiệm vụ bảo vệ rừng không hề đơn giản. 

Quyết định của UBND tỉnh có nói đến nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ này là 170 triệu đồng, trong đó mỗi người 150 ngàn đồng/ngày; thời gian bám chốt 4 tháng và có thể lâu hơn tùy vào tình hình thực tế. 

Song, hiện tại, số tiền trên vẫn chưa có; mọi chi phí như cơm hộp, xăng xe đều do cá nhân các thành viên tự bỏ tiền túi, hoặc ký nợ quán xá. Phương tiện đi lại như xe máy cũng của cá nhân, mà không được hỗ trợ thêm. 

“Với nguồn kinh phí kể trên cũng không đủ để duy trì lực lượng trong 4 tháng. Ngoài ra, nếu có kinh phí để duy trì, thì đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, “nóng tay bắt lỗ tai”, do trong thực tế khi lực lượng rút đi, vấn nạn khai thác, chặt phá rừng trái phép chắc chắn sẽ tái diễn trở lại. 

Do đó, vấn đề quan trọng là phải giải quyết được cái gốc của nguyên nhân phá rừng. Ở đây, nguyên nhân do liên quan trực tiếp đến sinh kế của người dân. Mỗi khi giải quyết được vấn đề này, nạn phá rừng kể trên ắt sẽ không còn; hoặc chí ít cũng được giảm thiểu đến mức tối đa”, ông Vĩnh khẳng định.

Từ cây số 53 trên quốc lộ 9, về phía tay phải hướng Đông Hà- Lao Bảo có con đường dẫn lên công trình thủy điện Khe Nghi. Theo con đường này đi vào chừng 5km, chúng tôi đến chốt thứ nhất là điểm tập kết để tiếp tế lương thực, các vật tư và phương tiện cho lực lượng liên ngành khi làm nhiệm vụ. 

Từ chốt thứ nhất, tiếp tục đi khoảng 3,5km nữa là đến được chốt thứ 2; nhưng phải vượt qua một dốc núi dựng đứng, hai bên là vực sâu hun hút. Đứng trưa, lực lượng liên ngành (Công an, Kiểm lâm, Công an xã, Xã đội và Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Hướng Hóa- Đakrông) gồm 14 người mới rời rừng về tới lán trại. Ai nấy cũng mồ hôi nhễ nhại, lộ rõ vẻ mệt mỏi. 

Tuy nhiên, nghỉ ngơi được chừng 30 phút, ăn uống qua loa, họ lại lại vác súng, mang theo các công cụ hỗ trợ khác tiến sâu vào rừng, tiếp tục làm nhiệm vụ… Tại hiện trường, những gốc cây rừng bị cưa hạ trước đó vẫn còn tươi rói, xung quanh gỗ bị cưa xẻ, những tấm ván bìa vứt ngổn ngang. 

Nói về nạn phá rừng ở Đakrông, ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa- Đakrông, bày tỏ rằng, đơn vị của ông đang quản lý, bảo vệ 26.000ha rừng, trong đó có 16.000ha rừng phòng hộ. Trong số diện tích rừng phòng hộ có 3.700ha rừng trồng, còn lại rừng tự nhiên. Đây không phải là lần đầu tiên rừng phòng hộ trên địa bàn bị khai thác, chặt phá trái phép. 

Trước khi xảy ra sự việc tại tiểu khu rừng 659A, BQL phối hợp với lực lượng liên ngành của huyện đã tổ chức chốt chặn, tuần tra kiểm soát, bảo vệ rừng thường xuyên. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, riêng người của BQL không được trang bị công cụ hỗ trợ, không có chế tài xử lý các đối tượng vi phạm lâm luật, trong khi đó người dân vào rừng rất đông, không thể kiểm soát, ngăn chặn hết được. Đó là chưa kể có nhiều đối tượng manh động, tìm cách gây gổ, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ...

Ông Tuấn cho rằng, giải pháp duy nhất mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng là giải quyết triệt để nguyên nhân phá rừng từ cái gốc, đó là giải quyết sinh kế cho người dân. Song việc giải quyết này, nhất là cho gần 200 hộ dân ở thôn Vùng Kho, xã Đakrông cần phải có sự vào cuộc của chính quyền và ngành chức năng cấp tỉnh. 

“Hiện nay, nguy cơ rừng bị phá nhiều nhất vẫn là vùng rừng từng bị chặt phá nhiều lần nằm trên địa bàn xã Hướng Hiệp, khu vực giáp ranh giữa xã Đakrông và xã Hướng Linh, Hướng Hóa, với gần 1.000ha”, ông Tuấn thông tin thêm.

Phan Thanh Bình

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Riêng quy định liên quan đến cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT của luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Ngày 27/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ II (2024 - 2029). Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự Đại hội. Cùng dự Đại hội còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật cùng đông đảo người làm điện ảnh trên cả nước.

Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo CAND, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát từ ngày 1/11 đến hết ngày 24/11, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 2.291 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh. Trong số này có 517 trường hợp lái xe khi không đủ điều kiện, xử phạt 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Sau khi tất cả hành khách xuống xe đi vào nhà hàng ăn cơm, anh N.C.K., phụ xe khách đã chui xuống gầm xe để kiểm tra hệ thống phanh thì bất ngờ xảy ra sự cố và bị xe đè lên người dẫn đến mắc kẹt dưới gầm xe, không thể thoát ra ngoài.

Ngày 27/11, liên quan đến tình trạng khai thác vàng trái phép ở xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, lãnh đạo UBND huyện cùng đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Công an và các đơn vị liên quan trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý vụ việc.

Mở rộng vụ án “Buôn lậu”, “Trốn thuế” xảy ra tại Công ty TNHH Pretty Vina, Khu công nghiệp Hòa Mạc, phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố, bắt giam Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh và Chi cục trưởng về tội nhận hối lộ.

Tại hiện trường sạt lở, mưa gió vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, một khối lượng lớn bùn non vẫn tràn xuống mặt đường. UBND huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết, lượng mưa tại khu vực có tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan qua địa bàn huyện, trong những ngày qua lên tới 1.099mm và 2.577mm, đỉnh Bạch Mã thậm chí vượt 2.997mm...

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

Khi đến thôn Phú Tuyên, xã Bình Tiến thì các đối tượng phát hiện cháu Đinh Hồng Tài (SN 2008) chở theo Lê Nhật Huy (SN 2007) bằng xe đạp. Lúc này, các đối tượng điều khiển xe mô tô ép sát đạp, dùng hung khí dí vào cổ cháu Huy để cướp tài sản…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文