Nhiều nạn nhân bị thương được đưa ra khỏi nhà máy Thủy điện Rào Trăng

19:37 13/10/2020
Đến chiều tối ngày 13/10, các tổ công tác của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp cận được nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 và cung cấp nhu yếu phẩm mang theo cho các chuyên gia, công nhân tại đây. Lực lượng Công an đã kịp thời cứu và đưa 5 người bị thương nặng về cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Điền.

Ngay sau khi xảy ra sự cố sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 (đóng ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền), trong ngày 13/10, cùng với các đơn vị chức năng, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã cắt cử lực lượng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Theo đó, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động hơn 70 CBCS cùng nhiều phương tiện, thiết bị chuyên dụng cứu hộ, cứu nạn tham gia phối hợp cùng các lực lượng khác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân mất tích và kiểm soát tuyến đường 71 dẫn vào hiện trường để đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Các nạn nhân bị thương được CBCS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và lực lượng chức năng cứu hộ đưa đến Bệnh viện cấp cứu.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã bố trí 2 tổ công tác, 2 ca nô cùng nhu yếu phẩm thiết yếu đi theo hồ thủy điện Hương Điền để khảo sát, tiếp cận các điểm sạt lở nhằm tìm kiếm, cứu nạn. 

Đến chiều tối ngày 13/10, các tổ công tác của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp cận được nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 và cung cấp nhu yếu phẩm mang theo cho các chuyên gia, công nhân tại đây. Tại đây, lực lượng Công an đã kịp thời cứu và đưa 5 người bị thương nặng về cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Điền.

Có 5 nạn nhân được lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bình Điền điều trị.

Vào chiều 13/10, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện công nhân nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 đều an toàn nhưng bị cô lập, lương thực chỉ dùng đủ 1 ngày; 40 công nhân từ nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, trong đó có 3 chuyên gia Ấn Độ đã di chuyển bằng đường rừng về nhà máy thủy điện Rào Trăng 4; đường đi đến khu vực nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và thủy điện Rào Trăng 4 bị sạt lở nghiêm trọng, muốn tiếp cận phải đi bằng đường thủy nhưng nước chảy xiết.

Trước đó như Báo CAND Online thông tin, vào trưa 12/10, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế nhận tin báo có vụ sạt lở đất, vùi lấp khu nhà có 17 công nhân đang thi công ở thủy điện Rào Trăng 3. Lúc này đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế lên đường tổ chức tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn các nạn nhân. Đoàn do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu.

Đại tá Lê Văn Vũ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế có mặt tại Bệnh viện thăm hỏi, động viên các nạn nhân.

Đến 23h cùng ngày, đoàn đến khu vực rừng núi cách thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 3km. Do đêm khuya, mưa lớn nên đoàn đã quyết định vào Trạm Kiểm lâm số 7 thuộc tiểu khu 67 đóng trên đường di chuyển để nghỉ ngơi để sáng sớm tiếp tục lên đường. Tuy nhiên giữa đêm đã xảy ra sạt lở đất ở quả đồi xuống khu vực chòi dã chiến của đoàn cứu nạn đang nghỉ. Tuy không có thương vong tại chỗ nhưng đoàn có 21 CBCS thì hiện còn 13 người vẫn chưa liên lạc được.

Các y, bác sĩ tích cực chăm sóc, điều trị cho các nạn nhân bị thương.

Chiều ngày 13/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã đến xã Phong Xuân để kiểm tra tình hình mưa lũ và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ tại thủy điện Rào Trăng 3 đóng ở xã Phong Xuân.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các lực lượng cứu nạn, cứu hộ cần tìm các phương án, huy động thêm các phương tiện, máy móc để giải phóng nhanh đường đi để tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất nhằm thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ hiệu quả.


Anh Khoa

Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, CSGT huy động 14 tàu, xuồng và hơn 200 CBCS phối hợp với các lực lượng và ngư dân chia thành 28 mũi để triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đưa người bị thương vào cấp cứu tại các bệnh viện, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Ngày 20/7, trước diễn biến khó lường của cơ bão số 3, với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã phát đi công điện khẩn, yên cầu lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, tập trung ở cấp độ cao nhất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, số đăng ký QN-7105 tại Quảng Ninh đến nay vẫn làm bàng hoàng dư luận cả nước. Sau tai nạn thương tâm trên, nhiều người đặt câu hỏi: Kỹ năng nào để có thể sống sót trên biển khi tàu gặp nạn?

Bão Wipha (bão số 3) đã tăng lên cấp 11-12 (103-133 km/h) giật cấp 15. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình ngày 21/7 với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có chỉ dẫn, khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, ông Đậu An Phúc, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng) cho biết năm nay Ban hạ tầng được giao giải ngân 12.029 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua mới chỉ có hơn 912 tỷ đồng được giải ngân…

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc, 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông, cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 705 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp II (103 - 117 km/giờ) giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 – 25 km/h…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.