“Nóng” chuyện phá rừng lấy gỗ, làm nương

09:41 15/06/2018
Một người làm được, mười người làm theo. Cứ thế, họ đua nhau vào rừng cưa gỗ, phá rừng lấy đất trồng hồ tiêu, cà phê, điều hoặc bán qua tay ngay cho người có nhu cầu.


Những cơn mưa vào trung tuần tháng 6 khiến con đường mòn dẫn vào tiểu khu 544B, 556B, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) trở nên gian nan hơn. Chiếc xe gắn máy không thể nhích thêm được nữa, buộc chúng tôi phải dừng lại và giấu vào bụi rậm ven đường. 

Cuộc hành trình tới “điểm nóng” phá rừng lại tiếp tục bằng cách đi bộ dưới hình thức của nhóm người đi kiếm… mật ong. Con đường đất đỏ khổ ải, in rõ những bánh xe buộc xích, đó là chứng tích “tội ác” phá rừng, vận chuyển gỗ ra ngoài bằng xe gắn máy của “lâm tặc”.

“Máu rừng” vẫn đổ

Hai giờ đồng hồ đi bộ, cuối cùng điểm nóng phá rừng thuộc các tiểu khu 544B, 556B, xã Đạ Pal cũng hiện hữu cùng những chiếc xe dường như chỉ còn lại bộ khung và máy, được bỏ rải rác bên con đường mòn. 

Ông T., người dân địa phương dũng cảm đưa chúng tôi vào hiện trường cho biết: “Không hiểu sao hôm nay không thấy bọn họ (lâm tặc – PV) vận chuyển gỗ ra ngoài, cũng không nghe tiếng cưa máy hoạt động rầm rộ như mấy ngày trước nữa”. 

Tại hiện trường, những cây gỗ lớn đến hai người ôm không xuể đều bị cưa hạ, nhiều cây đã được xẻ thành từng lóng vuông, lâm tặc còn chưa kịp vận chuyển ra ngoài tiêu thụ. Ông T. quả quyết: “Chắc là bị động rồi!..”.

Trước mắt chúng tôi, cánh rừng rậm nguyên sinh bây giờ những gì còn lại chỉ là những gốc gỗ lớn, nhiều gốc vẫn còn đang ứa nhựa. Cành cây, lóng gỗ hay phần thân bị sâu để lại ở hiện trường cho thấy những cây gỗ này đã có thời oai phong ngự trị giữa rừng già. 

“Rừng ở đây bị tàn phá trơ trụi hết rồi, từ đầu trạm chốt bảo vệ rừng Bằng Lăng xuống các cánh rừng Tôn KLong, Xuân Thượng giáp ranh các xã Đạ Pal, Triệu Hải (huyện Đạ Tẻh) và xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm)... Dân thì phá rừng lấy đất sản xuất, lâm tặc thì lấy gỗ, tình rạng này xảy ra lâu lắm rồi. Chúng tôi từng phản ánh lên xã, huyện nhiều lần nhưng tình hình không hề có tiến triển!..”, ông T. cho biết.
Rừng ở xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bị tàn phá.

Thông thường, “lâm tặc” sẽ là người tiên phong, vào rừng cưa hạ những cây gỗ lớn nhất, được thị trường ưa chuộng để lấy gỗ bán cho các đầu nậu. Người dân địa phương sẽ “theo sau”, phát quang cây bụi, châm lửa đốt tạo mặt bằng và một khu vực canh tác nông nghiệp lại mọc lên “gặm nhấm”, xâm lấn rừng già. Cứ thế, năm này qua năm khác, cánh rừng phòng hộ nguyên sinh mất dần, nhường chỗ cho hoạt động sản xuất của con người. 

“Một người làm được, mười người làm theo. Cứ thế, họ đua nhau vào rừng cưa gỗ, phá rừng lấy đất trồng hồ tiêu, cà phê, điều hoặc bán qua tay ngay cho người có nhu cầu!..”, ông T. lại nói.

Theo ông T., rất khó nắm rõ nguồn gốc, chủ nhân những mảnh vườn lấn chiếm rừng và họ được ai “chống lưng” để ngang nhiên sản xuất nông nghiệp trái phép trên đất rừng như thế. Điều đáng nói, việc phá rừng lấy gỗ và lấn chiếm làm rẫy tại khu vực này diễn ra công khai, nằm hai bên đường đi vào các làng nhưng đơn vị chủ rừng, cán bộ địa bàn luôn đi tuần tra lại không có biện pháp ngăn chặn triệt để. Vậy là “máu rừng” vẫn cứ chảy!..

Một cán bộ Ban Lâm nghiệp xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh thừa nhận tình trạng phá rừng đang xảy ra tại địa phương. Người này lý giải việc không ngăn chặn dứt điểm nạn phá rừng là do lực lượng chức năng mỏng, lâm tặc sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện. “Giờ đã hết mùa ong và khai thác trái ươi nên người ta quay lại khai thác gỗ trái phép. Chúng tôi đã báo cáo đến các ban, ngành để tăng cường tuần tra, xử lý tình trạng này”, vị này nói.

Ai cũng biết, chỉ chính quyền không biết

Trên rừng “lâm tặc” cưa gỗ, người dân phá rừng làm nương rẫy, dưới trục đường nối Tôn KLong với trung tâm huyện Đạ Tẻh đi qua các xã Đạ Pal, Triệu Hải, Quảng Trị… hằng ngày vẫn có cả chục lượt xe máy vận chuyển gỗ chạy bạt mạng. Đa số các xe máy này đều cũ kỹ, không biển số để “lâm tặc” tiện bề vứt bỏ chạy thoát thân khi bị truy đuổi. Đặc biệt, theo người dân địa phương, gỗ lậu hằng ngày vẫn được “lâm tặc” vận chuyển qua UBND xã Đạ Pal nhưng điều lạ là không thấy lực lượng chức năng can thiệp, xử lý kịp thời để tạo sức răn đe, giáo dục chung.

Chị Trinh, một người sống bên trục đường này cho biết: “Mỗi khi xe lâm tặc chạy qua, tiếng nổ vang cách cả cây số vẫn còn nghe. Chúng sẵn sàng lao như điên khi bị lực lượng kiểm lâm truy đuổi, nguy hiểm vô cùng”. Cũng theo chị Trinh, nhiều người dân và học sinh đi trên đường này đã từng bị các đối tượng vận chuyển gỗ ép rơi xuống vườn của nhà dân dẫn đến bị thương.

Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, hầu hết “lâm tặc” vận chuyển gỗ qua UBND xã Đạ Pal vào các khung giờ như 12 giờ trưa và 18 đến 21 giờ hằng ngày. Phần lớn gỗ “lâm tặc” vận chuyển từ rừng ra đều bán ngay cho một số xưởng gỗ tại địa phương, thường hoạt động trá hình dưới hình thức xưởng chế tác gỗ mỹ nghệ. Những nhóm “lâm tặc” này hoạt động hết sức tinh vi, phối hợp chặt chẽ với các xưởng gỗ lập thành hệ thống chân rết khắp nơi, khi có lực lượng chức năng liền liên lạc cho nhau để dừng mọi hoạt động.

Theo ông Chu Quang Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đạ Pal, hầu hết các xưởng gỗ trên địa bàn đều không được cấp phép hoạt động. “Thời gian qua, một số người dân phản ánh về tình trạng chở gỗ lậu và chúng tôi cũng rà soát một số đối tượng nhưng chưa bắt quả tang được nên rất khó xử lý!”, ông Tuấn nói. 

Trong khi đó, ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, cho hay, cách đây khoảng 2 tuần, lực lượng chức năng của huyện đã làm việc về công tác quản lý bảo vệ rừng nhưng “chưa phát hiện trường hợp phá rừng nào nghiêm trọng, cũng chưa được các xã báo cáo lên”. Tuy nhiên, khi PV cung cấp thông tin, hình ảnh thì ông Hùng tỏ ra khá bất ngờ và cho biết sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, xử lý ngay.

Khắc Lịch

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文