Nữ cửu vạn mưu sinh trong ngày lễ

08:41 03/05/2016
Cái nắng đầu mùa chưa gắt nhưng cũng đủ làm lưng áo các nữ cửu vạn ướt đầm. Những phụ nữ thôn quê lên Hà Nội tìm việc những ngày này quả không dễ dàng gì, thế nên dù ngày nghỉ, công việc có nặng nhọc thì họ cũng chịu thương chịu khó tần tảo chắt chiu kiếm tiền nuôi con ăn học.

Ngày chủ nhật, tại phường Bưởi, quận Tây Hồ chúng tôi gặp một nhóm nữ cửu vạn đang đội, vác đá răm để trộn bê tông đổ móng nhà. Đợi lúc các chị xong việc, tôi tranh thủ hỏi chuyện. Ai nấy đều ngại ngùng khi có người hỏi về công việc của mình. Đây là một nghề nặng nhọc, cơ bản chỉ giành cho nam giới, nhưng vì mưu sinh, các chị chẳng nề hà. 

Lau những giọt mồ hôi trên trán, chị Nguyễn Thị Nữ - người nhiều tuổi nhất trong nhóm nói: “Đội nhiều nên chị em chúng tôi ai cũng đau vai gáy, vài năm nữa chắc không làm nổi vì thoái hóa”. Mấy năm nay, những công trình xây dựng dân sinh ngày một ít đi nên tìm việc khó khăn hơn trước. 

“Nhiều người làm nghề này lắm nên để có việc không phải dễ”, chị Nữ bày tỏ. Quê ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, chị Nữ theo chồng lên Hà Nội mưu sinh tính đến nay đã hơn 10 năm, trong đó có 7 năm làm nghề đội bê tông thuê. Nhóm của chị có 3 nữ, 4 nam và thường đi làm theo mối công trình của chủ thầu xây dựng quen. Từng thùng đá răm nặng trĩu chị vác trên vai, dáng đi thoăn thoắt đổ vào máy trộn bê tông, rồi lại đội bê tông đã trộn đổ vào móng nhà, công việc vốn dĩ tưởng chỉ giành cho cánh đàn ông, thế mà chị lại làm một cách thuần thục. 

Lúc mới làm tưởng chừng không trụ nổi vì quá nặng, nhưng giờ thì quen rồi”, chị Nữ chia sẻ. “Vì sao chị lại chọn nghề vất vả này?”, tôi hỏi. Ngần ngừ một lát, chị nói: “Lúc mới lên Hà Nội tìm việc rất khó khăn, mấy chị em trong làng rủ đi trộn bê tông nên tôi cũng đi theo. Làm việc này tuy vất vả nhưng thời gian nhanh, chỉ làm 3 tiếng hoặc nửa ngày là xong, mỗi lần cũng kiếm được 300 đến 500 nghìn”.

Một người phụ nữ khuân vác hàng ở phố Gầm Cầu.

Chồng chị Nữ là thợ lái máy xúc thuê cho chủ thầu xây dựng là người cùng quê. Tuy vợ chồng cùng lên Hà Nội mưu sinh nhưng không được ở cùng nhau vì chồng chị nay đây mai đó theo công trình. Năm nay 40 tuổi, chị Nữ có 2 con, đứa lớn chuẩn bị thi vào cấp III nên chị phải cố gắng tần tảo để lo cho con. “Năm ngoái tôi cũng làm lại được 3 gian nhà cao ráo, thoáng mát cho các cháu đỡ khổ. Bố mẹ đi làm thế này, hai chị em ở nhà tự trông nom bảo ban nhau. May các cháu cũng ngoan nên tôi yên tâm”, chị Nữ cho biết.

Đến phố Gầm Cầu, Hà Nội vào ngày nghỉ, chúng tôi bắt gặp hình ảnh những nữ cửu vạn đang kéo, vác đồ thuê. Công việc mưu sinh vất vả tưởng chỉ dành cho nam giới nhưng những phụ nữ “chân yếu, tay mềm” này lại nhận làm tất. 

Giữa trưa nắng, người phụ nữ ngoài 40 tuổi kéo chiếc xe đi rất nhanh trên con phố buôn bán sầm uất của Hà Nội. Chị dừng lại bên một đống hàng, khệ nệ bê từng thùng đặt lên xe. Nhìn dáng vẻ mệt nhọc của chị, tôi tấp xe vào hỏi chuyện. Bày tỏ một cách ngại ngùng, chị cho biết, mỗi ngày chị kéo khoảng 10 đến 15 chuyến hàng từ phố Gầm Cầu vào chợ Đồng Xuân. Nếu hôm nào nhiều việc, chị cũng kiếm được 150 nghìn, còn ít thì vài chục, thậm chí không có đồng nào. Loáng cái, chiếc xe đã chất đầy hàng, người phụ nữ oằn lưng kéo đi giữa trời nắng. 

Theo lời chị kể thì nhiều năm mưu sinh ở Hà Nội, trừ tiền thuê nhà, tiền ăn, mỗi tháng chị cũng chắt chiu được hơn 2 triệu gửi về quê nuôi con. “Đứa lớn đã đi làm rồi, chỉ còn 2 đứa bé đi học. Ông xã làm tận Hải Phòng nên cả năm vợ chồng mới gặp nhau được đôi ba lần”- chị cho biết.

Cũng trên phố gầm cầu, tôi bắt gặp nhiều phụ nữ sau giờ kéo hàng thuê còn tranh thủ thu gom phế liệu để đem bán kiếm lời. Rời Thanh Hóa ra Hà Nội mưu sinh, ngoài kéo hàng thuê vào chợ Đồng Xuân, chị Phạm Thị Nghĩa còn thu gom hộp carton để bán lại. Mỗi ngày tổng tiền công kiếm được hơn 100 nghìn, phải chắt chiu tằn tiện chị mới gửi được 1 triệu đồng về quê cho đứa con út. 

“Cũng may là hai cháu đều học được nên dù vất vả tôi cũng cố gắng. Từ Tết ra đến nay việc không nhiều, buổi tối có người thuê dỡ hàng ở chợ Bắc Qua tôi cũng đi để kiếm thêm vài đồng”, chị Nghĩa cho biết. Chị kể, con trai lớn của chị đang học năm thứ 2 Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Chồng chị sức khỏe yếu nên ở nhà trông nom ruộng vườn và đứa con út. Con trai thương mẹ vất vả đã tranh thủ ngoài giờ học đi làm gia sư và tự trang trải được tiền học.

Đến chợ Đồng Xuân, hình ảnh dễ bắt gặp nhất là những gánh hàng nặng trĩu oằn trên vai những người phụ nữ. Gánh hàng thuê đã trở thành một nghề mưu sinh cho vài chục lao động nông thôn ra thành phố. Các chị em thường đi theo nhóm, chủ yếu là cùng quê, người trước dắt người sau vào nghề. Dẻo dai và bền bỉ, cuộc vật lộn mưu sinh đôi lúc chịu nhiều đắng cay và nước mắt, nhưng thành quả họ có được nhờ sự lao động chân chính là giúp gia đình thoát nghèo, có điều kiện nuôi con ăn học.

Nhật Minh

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì buổi lễ. Nhân dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Ngày 20/11, Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã cùng chính quyền phường Mỹ Xuân phối hợp với Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp Vũng Tàu tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH phát triển Quốc tế Formosa....

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày 20/11, Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, vừa truy tìm thành công Trần Thành Long (SN 1967, trú xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) khi đối tượng vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là đối tượng liên quan vụ án lừa xin vào làm việc trong ngành Công an cách đây gần 10 năm.

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 19/11, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an tỉnh Lào Cai, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận đối tượng Quan Thị Nhạc, SN 1990, trú tại thôn Bản Lai, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang do Cục Công an Châu Hồng Hà, Công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bàn giao.

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt Công ty TNHH Thương mại Song Dương (thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vì để xảy ra vi phạm tại trang trại chăn nuôi quy mô 2.400 con heo nái theo công nghệ CP Thái Lan ở xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文