Nước lũ làm vỡ bờ bao ở An Giang, hàng trăm hecta lúa vụ 3 bị thiệt hại nặng

05:57 29/08/2018

Ngày 29-8, ngành chức năng xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn, An Giang) đang nỗ lực cùng bà con nhân dân thu hoạch diện tích lúa bị ngập lũ do vỡ bờ bao. Mực nước lên nhanh bất ngờ, khiến hàng ngàn hecta lúa Thu - Đông vùng biên giới Tri Tôn bị "uy hiếp".


Ông Phạm Hoàng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Gia cho biết: “Đây là diện tích lúa vụ Thu – Đông ngoài đê bao. Do thực tế từ nhiều năm nay mực nước lũ thấp nên người dân tự liên kết đắp bờ bao tạm để sản xuất vụ 3 dù đã được cảnh báo”. 
Ngành chức năng cùng bà con nông dân đang nỗ lực để gia cố bờ bao "cứu lúa".

Đến rạng sáng 28-8, cánh đồng lúa rộng khoảng 125ha nằm cạnh kênh Vĩnh Tế (thuộc xã Vĩnh Gia) bị nước lũ từ thượng nguồn Campuchia tràn về làm vỡ bờ bao khoảng 3 - 4m. Ngay lập tức người dân và ngành chức năng khẩn trương gia cố, nhưng do nước lũ chảy rất mạnh khiến đoạn bờ bao bị vỡ càng thêm rộng ra khoảng 20m; nhấn chìm gần như toàn bộ cánh đồng. Được biết diện tích lúa trên chỉ còn cách thời điểm thu hoạch khoảng 10 ngày.
Mực nước dâng cao bất ngờ khiến hàng ngàn hecta lúa vụ 3 bị uy hiếp.

Ông Mai Văn Lành, (ngụ ấp Vĩnh Cầu, xã Vĩnh Gia), cho biết 150ha lúa của gia đình bị ngập úng, mất trắng, thiệt hại hơn 300 triệu đồng tiền vốn đầu tư. “Khu vực này nằm ngoài quy hoạch làm lúa 3 vụ của ngành chức năng. Tuy nhiên, do những năm trước lũ nhỏ, nên năm nay nông dân tự liên kết lại làm bờ bao để sản xuất lúa thu đông. 
Bà con nhân dân thuê nhân công giá cao để thu hoạch lúa non.

Khoảng nửa tháng gần đây nước lũ từ phía Campuchia đổ về rất mạnh, nước lên nhanh hơn 0,1m mỗi ngày làm cho nông dân vô cùng lo lắng. Trước tình hình trên, bà con trong khu vực này đã đầu tư gần 130 triệu đồng để thuê cơ giới gia cố bờ bao cố gắng bảo vệ lúa. Thế nhưng, nước lũ quá cao, chảy mạnh… đã khiến bờ bao bị vỡ gây ngập lúa”.
Giá lúa non được thương lái thu mua từ 1800 - 2000 đồng/kg, nhiều nông dân lỗ nặng.

Cùng hoàn cảnh trên, gia đình nông dân Nguyễn Văn Minh (xã Vĩnh Gia) đang rất lo lắng khi 10 công lúa được gieo sạ trên diện tích đất thuê đang đứng trước nguy cơ thiệt hại cao. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng gia đình ông Minh cũng chỉ thu hoạch được khoảng 40% diện tích lúa, số còn lại xem như mất trắng.
Nước lũ từ thượng nguồn đang cuồn cuộn đổ về, dâng cao bất thường.

Theo UBND xã Vĩnh Gia, vụ Thu - Đông này, toàn xã xuống giống 2.698 ha, trong đó diện tích ngoài đê bao lên tới 1.505ha. Những ngày qua lũ lên cao và làm ngập một số nơi ngoài đê bao, vì vậy nhiều hộ dân buộc phải thu hoạch nhanh những diện tích lúa vừa chín để chạy lũ. Thương lái mua lúa bị ngập lũ chỉ 1.800- 2.000 đồng/kg, khiến bà con nông dân thiệt hại nặng nề. 

Huyện biên giới Tri Tôn đang dồn sức cùng bà con triển khai mọi phương án để "cứu" hàng ngàn hecta lúa bị uy hiếp do nước lũ.

Ông Trần Văn Cường, Trưởng phòng NN&NT huyện Tri Tôn cho biết: “Tính đến chiều ngày 28-8, nước lũ làm thiệt hại hơn 720 ha lúa Thu - Đông (tỷ lệ thiệt hại bình quân khoảng 70%) nằm ngoài đê bao ở các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới… Hiện trên địa bàn huyện còn hơn 2.000 ha lúa bị nước lũ tiếp tục uy hiếp. Ngành chức năng cùng nhân dân triển khai mọi phương án để “cứu lúa”.


Trần Lĩnh (Ảnh)

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Các đối tượng đặt mua nhiều nhẫn và mặt tượng vàng kém chất lượng nhưng được chế tác rất tinh xảo có giá trị tương đối cao. Điều đáng nói, số hàng này có khắc thương hiệu của các Công ty vàng bạc đá quý có tiếng ở TP Hồ Chí Minh khiến nhiều chủ tiệm vàng ở Huế tin tưởng...

Sáng 15/11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn trả lời đơn khiếu nại của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Quảng Nam đối với Kết luận thanh tra số 102/KL-TTT ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại bệnh viện này (Báo CAND đã thông tin).

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Khi bụi lắng xuống sau các trận oanh tạc vào Dải Gaza, thi thể hàng ngàn người Palestine bị vùi lấp lẫn với gạch đá, rất khó phân biệt ai đến từ Hamas, ai là dân thường cố gắng vật lộn tìm đường sống. Ngay cả khi không chết vì bom đạn, cuộc sống ngột ngạt trong cảnh vây hãm tại dải đất hẹp bên Địa Trung Hải đang từng ngày chôn vùi những giấc mơ sống bình dị nhất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文