Nước tràn qua đê bao, hàng trăm người dân căng mình cứu lúa

15:01 12/08/2019
Những ngày qua, hàng trăm người dân tại xã Quảng Điền và Quảng Hoà, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã phải căng mình tìm cách ngăn dòng nước từ sông Krông Ana tràn vào gây ngập úng cánh đồng lúa hơn 1.000ha đang chuẩn bị cho thu hoạch để…cứu lúa.


Trắng đêm chạy đua với nước lũ

Sau hai đêm thức trắng, với khuôn mặt hốc hác đầy lo lắng, anh Trần Thế Nhân (trú tại đội 2, thôn 3, xã Quảng Điền) cho biết, vào sáng 10-8, nước lũ từ sông Krông Ana đột ngột dâng cao, dồn dập đổ về sau đó chảy vào tuyến đê bao dẫn nước tưới cho cánh đồng hơn 1.000ha lúa của xã. 

“Sau ít giờ, nước bắt đầu tràn qua đê bao rồi đổ xối xả vào cánh đồng lúa đang thì chuẩn bị cho thu hoạch. Ngay trong ngày, hàng trăm người dân trong xã đã được huy động tìm cách ngăn nước cứu lúa. Tuy nhiên, do nước đổ dồn về quá nhanh và lớn, chỉ trong phút chốc, hàng trăm ha lúa của bà con đã bị ngập chìm trong biển nước”, anh Nhân nhớ lại.

Người dân chỉ kịp ăn vội bánh mì để chạy đua với nước cứu cánh đồng lúa

Cũng theo anh Nhân, để cứu lúa, hơn 2 ngày nay hầu như người dân không nghỉ. “Hai ngày nay, chúng tôi phải túc trực suốt ngày đêm để vận chuyển cát, đất bỏ vào bao đắp quanh những điểm thấp, trũng bờ quai đê để ngăn nước tràn vào. Ngoài việc huy động hàng trăm người dân, chúng tôi còn dùng xe công nông, máy xúc, xe tải nhỏ… để chở bao tải đất đến đắp đập, ngăn nước xuống đồng. Đây là thời kỳ lúa đang trổ đòng nhưng đã ngâm dưới nước lũ nhiều ngày qua nên nguy cơ bà con nông dân sẽ mất trắng vụ mùa này”, anh Nhân buồn bã nói.

Đến chiều 12-8, hàng trăm người dân và phương tiện vẫn đang cố gắng gia cố bờ kênh để chặn nước

Không chỉ gia đình anh Nhân, mà hàng trăm người dân tại hai xã Quảng Điền và Bình Hoà như đang ngồi trên đống lửa vì ruộng lúa của mình đang bị ngập chìm trong biển nước. 

Theo ghi nhận của phóng viên, sự cố nước tràn đê bao đã khiến hơn 1.000ha lúa tại cánh đồng B của xã Quảng Điền và gần 300ha lúa của xã Bình Hoà bị ngập. Trong đó, tại cánh đồng B, xã Quảng điền đã có 500ha lúa ngập hẳn trong nước, số còn lại ngập đến bông.

Còn tại xã Bình Hoà, hơn 200ha dã bị ngập hẳn.“Sau 2 ngày, lượng nước trong cánh đồng vẫn chưa có dấu hiệu rút mà tiếp tục gia tăng do nước ở ngoài tuyến đê bao chảy vào. Tình hình như này thì ít nhất phải mất cả chục ngày nữa nước mới có thể rút. Với trời đang nắng to, cây lúa sẽ bị “luộc chín”, nguy cơ mất trắng vụ mùa năm nay đang hiện hữu trước mắt”, ông Nguyễn Đình Tuấn (62 tuổi, trú xã Bình Hoà) buồn bã nói.

Đến chiều 12-8, hàng trăm ha lúa vẫn chìm trong biển nước

Rất khó cứu đồng lúa

Theo ghi nhận của phóng viên vào sáng 12-8, dọc theo kênh dẫn nước của tuyến đê bao bao quanh cánh đồng, mực nước bên ngoài vẫn còn cao hơn phía trong cánh đồng từ 30-50cm, nhiều nơi lên đến 1 mét. Để giảm lưu lượng nước đổ vào cánh đồng, người dân đã dùng bao đựng cát, đất đắp khoảng 8km dọc theo tuyến đê bao. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đã huy động hàng chục máy bơm hút nước ra ngoài nhưng lượng nước trong cánh đồng quá lớn nên không giảm được là bao.

Một lão nông buồn bã khi phải thu hoạch lúa non đang bị ngập

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Minh Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana cho biết, những năm trước, lũ thường đến muộn khi bà con nông dân đã thu hoạch hết mùa vụ. “Năm nay, lũ bất ngờ đến sớm hơn khoảng 1 tháng khiến diện tích lúa đang kỳ trổ bông bị ngập, nhiều chỗ lúa mới chỉ chín được 20-30%. Với tình trạng nước rút chậm như hiện nay sẽ gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân”, ông Đông nói.

Hai người dân ngâm mình hàng giờ trong nước để gia cố đường cống ngăn nước tràn vào cánh đồng

Cũng theo ông Đông, ngay sau khi nhận được thông tin tình hình lũ dâng, phía UBND huyện đã huy động các lực lượng như Công an, đoàn viên thanh niên, dân quân…đến hỗ trợ người dân gia cố thân đê, đắp những nơi thấp trũng để ngăn nước chảy vào cánh đồng, đồng thời hỗ trợ người dân dùng máy bơm nước ra ngoài để giải cứu cánh đồng lúa. “Tuy nhiên, do lượng nước lũ đổ về lớn, nước tràn vào cánh đồng quá nhanh và đến thời điểm này, nước vẫn chưa có dấu hiệu rút giảm nên rất khó để cứu được đồng lúa”, ông Đông thông tin thêm.

Nhiều máy bơm dã chiến được người dân trưng dụng hút nước cứu đồng lúa

Công trình đê bao Quảng Điền có chiều dài hơn 70km, được đầu tư, xây dựng với số tiền hơn 312 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhằm bảo vệ khoảng 2.000ha lúa và cấp nước tưới cho 1.255ha lúa nước, biến hơn 3.000ha đất sản xuất lúa nước một vụ thành 2 vụ ăn chắc với năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/năm, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hơn 1.800 hộ dân với trên 9.000 nhân khẩu trong vùng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, công trình này nhiều đoạn đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng.


Văn Thành

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文