Phá đập đưa nước mặn vào nuôi tôm, hại nhiều hơn lợi

08:38 04/04/2016
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Nguyễn Văn Tranh cho biết, việc người dân trên địa bàn tỉnh tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm là sai so với quy hoạch.


Đầu tháng 4-2016, chúng tôi quay lại Cà Mau – một trong những địa phương đang oằn mình chống chọi với cơn hạn, mặn lịch sử. Chưa ra khỏi địa phận TP Cà Mau, chúng tôi đã nghe người dân râm ran bàn luận việc một số hộ đã lén lút phá đập ngăn mặn, để lấy nước từ ngoài vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm.

Thực ra, đây không phải là chuyện mới đối với những vùng có sự “xung đột” giữa con tôm và cây lúa như Cà Mau, Bạc Liêu. Thế nhưng, năm nay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, câu chuyện này càng trở nên gay gắt và được người dân quan tâm hơn bao giờ hết.

Tỉnh Cà Mau thống nhất điều chuyển quy hoạch một số diện tích đất trồng mía sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm.

Trước mặt chúng tôi là cánh đồng rộng hơn 100ha của người dân hai ấp Tân Dân và Tân Thời. Không giống như mọi năm, cuối tháng 3 là thời điểm bà con khẩn trương cày ải, phơi đất chờ mưa để xuống giống vụ hè thu; vậy mà năm nay, thời điểm này, một số hộ đã lén lút phá đập đưa nước mặn vào nuôi tôm. Chính quyền địa phương hay tin đã chỉ đạo khẩn trương đắp lại đến hai lần nhưng một số hộ lại tiếp tục phá bờ đưa nước mặn vào, khiến cả cánh đồng bị nhiễm mặn rất nhanh do đất mặt ruộng trước đó đang háo nước.

Bức xúc như nhiều người dân khác, ông Hai Hiền, nhà ở ấp Tân Dân, xã An Xuyên, TP Cà Mau cho biết, Nhà nước quy hoạch vùng này là đất 2 vụ và bà con đã sống quen với cây lúa, con cá. Nuôi tôm thì rủi ro rất cao, nhất là đối với những hộ dân có diện tích đất dưới 1ha. Việc đưa nước mặn vào kiểu này rất tai hại. Lúa hiện không còn nhưng với những hộ nuôi cá nước ngọt đang lo, bởi không biết với độ mặn tăng dần như hiện nay, cá có chịu nổi không?

Chúng tôi về xã Khánh Lâm, huyện U Minh, thì được biết trước đây chỉ có vài hộ nuôi tôm nhưng hiện đã có 6/14 ấp của xã Khánh Lâm nuôi tôm, trong đó, có nhiều ấp toàn bộ người dân đều nuôi tôm. Ở ấp 9, tuy nằm ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm của xã nhưng theo lời ông Lâm Văn Nghĩa - Trưởng ấp, năm 2009 thì toàn bộ hộ dân có đất sản xuất trong ấp đều chuyển sang nuôi tôm và hiện tại đây có cả một HTX nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Ông Lê Thanh Mãi, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm cho biết, trước chỉ được quy hoạch 112ha nuôi tôm ở ấp 1, do đây là vùng trũng, phèn nặng, trồng lúa không hiệu quả, sau nâng lên 220ha. Thế nhưng đến nay, toàn xã đã có 1.070ha nuôi tôm. Nhắc lại chuyện người dân tùy tiện đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa, ông Mãi cho biết trong việc này, nếu phát hiện, xã cũng chỉ lập biên bản, tuyên truyền chớ xã không có thẩm quyền xử phạt. UBND huyện, Sở NN&PTNT đã nhiều lần giải quyết nhưng tình hình vẫn chưa dừng lại.

Có một thực tế khác đó chính là bên cạnh việc chuyển đổi mang tính tự phát từ phía người dân, còn có cái gọi là “chỉ tiêu  của trên giao”. Lãnh đạo Phòng NN&PTNT cho biết, toàn huyện có tổng diện tích quy hoạch nuôi tôm 11.500ha, thế nhưng, chỉ tiêu của UBND tỉnh giao lên đến 18.860ha. Do vậy, huyện đã  giao lại cho các xã chỉ tiêu nuôi tôm trên diện tích nhiều hơn diện tích được quy hoạch.

Chúng tôi được biết vào đầu tháng 3-2016, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn 1213/UBND-NN về việc ngăn chặn tình trạng đưa nước mặn vào vùng ngọt hoá để nuôi tôm. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của trên, UBND các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, TP Cà Mau và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đang đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của việc tự phát đưa nước mặn vào vùng ngọt hoá, vùng sản xuất lúa 2 vụ và đất lâm nghiệp để nuôi tôm; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng trên, nhất là điều tra, xác định và xử lý nghiêm những đối tượng cầm đầu, lôi kéo người dân tham gia, tuyệt đối không để tình hình diễn biến phức tạp, trở thành điểm nóng trên địa bàn…

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Nguyễn Văn Tranh cho biết, việc người dân trên địa bàn tỉnh tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm là sai so với quy hoạch.

Chiều 1-4, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản cho phép các địa phương điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo hướng giảm dần đất chuyên lúa, tăng diện tích lúa – tôm.

Theo đó, gần 5.000ha quy hoạch sản xuất 1 vụ lúa tại các xã Tân Phú, Tân Lộc Đông và Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình) nhưng là vùng đất trũng, nhiễm phèn, mặn, không sản xuất được lúa, do nhân dân đã tự phát chuyển sang nuôi tôm từ năm 2013 và hiện đang nuôi tôm hiệu quả cao nên UBND tỉnh thống nhất chuyển đổi sang nuôi tôm.

Các vùng đất trồng lúa thuộc huyện U Minh đã được người dân tự phát chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, nhưng không ảnh hưởng đến vùng ngọt hóa lân cận và khu vực rừng tràm, thống nhất chủ trương thực hiện thủ tục chuyển đổi.

Đối với 859,2ha đất lâm nghiệp kết hợp trồng lúa (người dân tự phát chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm), UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện U Minh nghiên cứu, xây dựng phương án chuyển đổi đối với từng trường hợp cụ thể... Cà Mau cũng đang xem xét chuyển đổi trên 49.000ha theo hướng quy hoạch chung toàn ngành (ngư - nông - lâm nghiệp) nhằm đảm bảo tính liên kết vùng, lĩnh vực; tránh bố trí sản xuất không phù hợp, mâu thuẫn giữa hai hệ sinh thái mặn - ngọt.

Thái Bình

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự đối với Phan Văn Tuấn, sinh năm 1983, trú ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng để điều tra hành vi cướp tài sản, bắt, giam giữ người trái pháp luật. Tuấn chính là đối tượng đã bắt cóc cháu Trần Thị Thảo T, 9 tuổi, ở thôn Mao Dộc, Phượng Mao, thị xã Quế Võ, khống chế cháu ở mái nhà để đòi yêu sách gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ sáng 27/3.

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.