Tăng thời gian làm thêm giờ cho công nhân:

Phải giám sát chặt và trả công thỏa đáng

07:48 26/06/2017
Làm thêm giờ nhiều nhưng thu nhập vẫn thấp, đó là thực trạng của đa số công nhân, người lao động hiện nay. Theo quy định, thời gian làm thêm giờ hiện nay của công nhân, người lao động không quá 30 giờ/tháng.


Nhưng thực tế nhiều công nhân phải làm thêm giờ vượt hơn nhiều so với quy định, tuy nhiên thu nhập từ tiền làm thêm giờ, tăng ca lại không đáng là bao.

Trước việc Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được lấy ý kiến sẽ tăng thêm thời gian làm thêm giờ, nhiều người đang nghi ngại liệu người lao động có bị vắt kiệt sức lao động?

Tăng giờ nhiều, tăng thu nhập ít

Theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, ngành may là điển hình của tình trạng tăng ca nhiều.

Cụ thể, thời gian tăng ca của công nhân trong ngành này trung bình từ 47- 60 giờ/tháng (trong khi quy định của pháp luật là 30 giờ/tháng). Tuy nhiên, trung bình thu nhập từ tăng ca của họ chỉ là hơn 1.336.000 đồng/người/tháng, chiếm khoảng 22,4% tổng thu nhập.

Pháp luật quy định thời giờ làm thêm của lao động ngành may tối đa là 300 giờ/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp đã cho làm thêm giờ lên tới 500 giờ/năm, thậm chí 600 giờ/năm…

Người lao động cần phải được đãi ngộ xứng đáng với công sức bỏ ra làm thêm giờ.

Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, dệt may Việt Nam, đặc biệt ngành may là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10- 15% GDP. Lao động dệt may có khoảng 2,5 triệu người, chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước.

“Những năm qua, các doanh nghiệp may ở Việt Nam đã có nhiều biện pháp để cải thiện điều kiện lao động, cải thiện môi trường làm việc, tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay lao động ngành may Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề. Tiền lương, thu nhập còn thấp, thời gian làm thêm giờ, tăng ca nhiều, đời sống khó khăn. Với 80% lao động là nữ, họ phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, thiếu an toàn vệ sinh lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và bệnh nghề nghiệp cao… Số lượng doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chuẩn lao động quốc tế còn hạn hẹp, việc cải thiện điều kiện lao động chưa hiệu quả”, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết.

Tính toán kỹ, cân nhắc nhiều yếu tố

Trước việc Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) đang được lấy ý kiến trong đó có việc tăng thời gian làm thêm giờ, không ít công nhân, người lao động tỏ ra e dè trước thông tin này.

Chị Nguyễn Thị Quyên, công nhân một công ty may KCN Hòa Xá (Nam Định) chia sẻ: “Mỗi khi cần giải quyết đơn hàng lớn, công ty tôi vẫn huy động công nhân làm thêm giờ. Tuy nhiên, số giờ làm thêm không trải đều trong năm. Có tháng công nhân mong cũng chẳng có việc để làm thêm nhưng khi nào cần giao hàng gấp, công ty huy động công nhân làm thêm nhiều khiến ai nấy đều mệt mỏi. Điều này rất nguy hiểm vì lao động đi làm việc trong tình trạng mệt mỏi dễ xảy ra những tai nạn lao động đáng tiếc.

Công nhân chúng tôi cũng mong muốn được làm thêm để tăng thu nhập. Tuy nhiên, tôi nghĩ cần có quy định chặt chẽ, không chỉ quy định số giờ làm thêm trong năm mà phải quy định cả số giờ làm thêm trong tháng. Đặc biệt, tiền lương làm thêm phải tương xứng với sức lao động mà chúng tôi bỏ ra để chúng tôi có điều kiện tái tạo sức lao động sau những giờ làm thêm mệt mỏi. Tiền công trả cho công nhân do tăng giờ làm thêm cần được giám sát chặt chẽ để doanh nghiệp không trả công chúng tôi với giá rẻ mạt”.

Chia sẻ với PV, PGS. TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, khảo sát của Hội đồng tiền lương quốc gia trước khi tăng lương tối thiểu 7,3% trong năm 2017 thì tiền lương tối thiểu của 4 khu vực vẫn còn thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu hơn 20%.

“Chính bản thân tôi đã đi khảo sát ở 3 vùng là Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, thậm chí một số công nhân ngành dệt may còn cho biết là nếu không được làm thêm thì họ còn phải bỏ nghề. Đây là mong ước chính đáng để tăng thêm thu nhập của họ”.

Theo PGS. TS Vũ Quang Thọ, việc làm thêm hiện nay của công nhân là điều không thể tránh khỏi, nhưng phải làm thế nào cho hợp lý bởi làm thêm quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nghề nghiệp. Thời gian làm thêm thế nào thì phải tính toán cho phù hợp với thể trạng của người Việt Nam.

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), việc tăng giờ làm thêm quá nhiều theo dự thảo luật chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam bởi thời gian làm thêm giờ của người lao động phải cân nhắc nhiều yếu tố: kinh tế, việc làm, sức khỏe, môi trường lao động…

Để đảm bảo lợi ích hài hòa hai bên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất bỏ giới hạn làm thêm giờ trong một tháng (hiện là 30 giờ/tháng) và giờ làm thêm trong một năm không quá 300 giờ/năm, trường hợp đặc biệt không quá 400 giờ/năm. Ngoài ra, tiền làm thêm giờ phải được tính lũy tiến, đảm bảo tái tạo sức lao động.

Phan Hoạt

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文