Phải “quản” được người nông dân đang phun gì lên nông sản

13:29 08/02/2015
Trong số 10 mặt hàng “xuất khẩu tỷ đô” của ngành nông nghiệp trong năm 2014, có đến 7 mặt hàng thuộc về lĩnh vực trồng trọt, đem lại kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp gần 31 tỷ USD. Con số này cho thấy, việc đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc về bảo vệ thực vật (BVTV) vừa có ý nghĩa đối với sức khỏe của người dân Việt Nam, đồng thời đem lại các giá trị gia tăng cho nông sản Việt trên chuỗi tiêu thụ toàn cầu.
Phải thừa nhận, trong lĩnh vực trồng trọt, khâu BVTV đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng của cây trồng. Tuy nhiên, do nông dân thường có kiến thức hạn chế về các loại hoạt chất trong thuốc BVTV, dẫn tới tình trạng thuốc BVTV bị lạm dụng, làm tăng chi phí sản xuất và nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP). Đồng thời, đại đa số nông dân vẫn dựa vào thuốc hóa học là chính, tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học còn rất thấp.

Trong khi đó, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật an toàn, hiệu quả trong BVTV đang được nhân rộng một cách “chậm rãi” nên việc mất an toàn khi sử dụng thuốc BVTV vẫn tồn tại trong các báo cáo của ngành nông nghiệp hết năm này đến năm khác. Thực tế, hiện nay dịch vụ về hoạt động BVTV đã phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương, song hiệu quả vẫn còn hạn chế.

Theo Cục BVTV thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cả nước có khoảng trên 600 tổ dịch vụ BVTV, nhưng chủ yếu chỉ thực hiện một công đoạn máy móc là đổ thuốc vào bình và phun (chiếm trên 60%). Còn các tổ chức thực hiện dịch vụ trọn gói từ điều tra sâu bệnh, cung ứng, phun thuốc thuê còn rất thấp (chỉ đạt 2,6%). Cụ thể hơn, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV thông báo, qua kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trong năm 2014 với 13.912 hộ nông dân, Cục đã phát hiện 4.167 hộ vi phạm, chiếm 29,9%. Các vi phạm chủ yếu là người nông dân không có phương tiện bảo hộ lao động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì vứt bừa bãi không đúng nơi quy định…

Ông Trung cũng phải thừa nhận, mạng lưới BVTV cấp xã còn quá yếu kém, hoạt động cầm chừng, những cán bộ BVTV cấp cơ sở hầu như chưa hoàn thành nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền địa phương về chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cây trồng, cũng như biện pháp quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn.

Năm 2015 được Bộ NN&PTNT chọn là "Năm vệ sinh an toàn thực phẩm". Mục tiêu cụ thể trong năm 2015, sẽ có 100% cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp được thống kê, kiểm tra, phân loại và công khai kết quả phân loại trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, doanh nghiệp biết. Đồng thời, 100% cơ sở xếp loại C sẽ bị tái kiểm tra, xử lí dứt điểm sau 2 lần kiểm tra.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác quản lý thuốc BVTV, trong đó quan trọng nhất là việc nâng cao kiến thức về các loại thuốc, cũng như cách sử dụng chúng cho người nông dân. Người nông dân không được ai cung cấp thông tin nên mới sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của người bán. “Chúng ta có hẳn mạng lưới hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV, nhưng nông dân vẫn tiếp cận khó, vì vậy cần xem xét lại hệ thống”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định.

Chi Linh

Tối ngày 13/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thành Long (SN 1988, trú xã Kiến Thụy) và Nguyễn Văn Tuấn (SN 1983, trú xã Kiến Minh), cùng TP Hải Phòng về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.