(Kinh hãi) Lò dấm làm từ nước lã và axit bán dịp Tết

14:49 11/01/2018
Sáng ngày 11-1, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã bắt quả tang bà Châu Thị Loan (50 tuổi, trú tổ dân phố 3, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn) đang đang tổ chức sản xuất, chế biến bán nước dấm trái phép.


Qua kiểm tra, cơ sở bà Loan không có giấy phép sản xuất, hoạt động kinh doanh, an toàn vệ sinh. Cơ sở chế biến dấm nằm phía sau căn nhà trong hẻm tổ dân phố 3. Cảnh nhếch nhác, mất vệ sinh chất đầy chai lọ và bịch nylon. Hàng trăm lọ chai đã qua sử dụng cùng nhiều thùng axit axetic công nghiệp không rõ nguồn gốc và hết hạn sử dụng.

Các dụng cụ dùng để đổ trộn nước lã và chất axit axetic sau đó đóng vào các chai nhựa đã sử dụng mất vệ sinh. Mùi nồng nặc của axit axetic khắp căn nhà. Bà Châu Thị Loan, chủ cơ sở dấm Lan khai nhận, bà Loan quê ở tỉnh Quảng Nam nhưng nhiều năm nay vào Quảng Ngãi làm ăn sinh sống. Sau thời gian buôn bán ở chợ Quảng Ngãi, vài năm trở lại đây bà Loan về buôn bán ở chợ Châu Ổ.

"Nghe người ta nói chất axit kia không hại sức khỏe nên tôi vào TP Quảng Ngãi mua mấy thùng đó về dùng pha. Công thức sản xuất dấm là dùng axit pha với nước lã rồi đóng vào chai (loại 500ml). Cứ 1 lít axit pha với 100 lít nước giếng bơm máy sẽ cho ra khoảng 101 lít nước dấm" - bà Loan khai nhận.

Được biết, mỗi ngày cơ sở Lan tiêu thụ trên 200 chai dấm thành phẩm với giá khoảng 2000 đồng/chai.

Bà Châu Thị Loan đang chế biến dấm bằng nước lã và chất axit acetic.

Mở rộng điều tra, Công an huyện Bình Sơn kiểm tra quày hàng Lan của bà Loan cạnh chợ Châu Ổ phát hiện trên 50 chai dấm đang bán ra thị trường. Theo một số tiểu thương bán hàng la - gim tại chợ Châu Ổ cho biết, bà Loan mở quày bán dấm vài năm gần đây. Mỗi ngày bà Loan bỏ dấm sỉ cho nhiều nơi. "Không ít quán xá cũng lấy dấm của bà Loan về sử dụng. Mọi người đều nghĩ là cơ sở này pha chế dấm gạo truyền thống chất lượng" một tiểu thương la - gim cho biết.

Được biết, hiện chất axit acetic thường sử dụng trong công nghiệp cao su. Nếu sử dụng axit này pha dấm ăn thì cực kỳ nguy hại, người dùng không khác gì ăn chất độc. Bên cạnh đó việc pha chế với nước lã là cách để nhân đôi nguy hại. Vì các vi sinh vật có trong nước lã có thể kết hợp với giấm để lên men thành các vi khuẩn sinh ra chất độc.

Theo ông Huỳnh Công Thư, Trưởng Phòng Y tế huyện Bình Sơn cho biết, bước đầu kiểm tra thấy việc cơ sở sản xuất dấm này không đảm bảo vệ sinh môi trường. "Hoạt động sản xuất, chế biến dấm thời gian dài nhưng không có bất cứ giấy phép, chứng nhận gì. Điều đáng lo nhất nếu sử dụng axit axetic công nghiệp thì sẽ gây nguy hại sức khỏe. Người dân ăn loại dấm làm từ axit axetic công nghiệp hay những loại axit đậm đặc, không rõ tên, nguồn gốc, xuất xứ có thể gây tổn hại lớn cho sức khỏe. Nơi tiếp nhận đầu tiên và bị ảnh hưởng lớn nhất chính là dạ dày, hệ thống tiêu hóa. Một khi hệ thống tiêu hóa, đường ruột gặp vấn đề thì sẽ có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính mà bạn không thể lường trước được".

Theo một số người khuyến cáo, người pha chế có thể sơ suất hoặc không hiểu biết về hóa học, pha chế lượng axit axetic vượt ngưỡng cho phép sẽ gây viêm loét dạ dày, có nguy cơ bi ngộ độc thần kinh, ung thư, thậm chí là tử vong.

Tại cơ sở Lan, lực lượng Công an huyện Bình Sơn phát hiện toàn bộ các chai nhựa đựng dấm bán ra thị trường đều đã qua sử dụng, được mua lại các bãi phế liệu. Theo ông Thư, chai nước khoáng đã sử dụng trước khi rót dấm vào cũng là nguồn lây nhiễm bệnh tật không nhỏ. "Nếu chai lọ đựng dấm không sạch sẽ, bị nhiễm trùng thì riêng loại dấm chất lượng cũng bị hư hại ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, chứ chưa cần nói đến dấm pha nước lã với axit" - ông Thư khuyến cáo.

Hiện toàn bộ số dấm trên được Công an huyện Bình Sơn tiến hành niêm phong, tạm giữ và lấy mẫu xét nghiệm để xử lý nghiêm trước pháp luật.

Trà Câu

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện (BV) tại TP Hồ Chí Minh phát đi cảnh báo về tình trạng các đối tượng mạo danh bác sĩ, nhân viên y tế, thậm chí cả Sở Y tế để lừa đảo người dân. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin xã hội đối với ngành y tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.